“Mối quan hệ thương mại và kinh tế giữa Moskva và Ankara đã có sự tăng trưởng hết sức mạnh mẽ vào năm ngoái, ngay khi phương Tây bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga”, - bà nói.
Theo chuyên gia, kể từ đó Nga bắt đầu gia tăng đáng kể việc cung cấp các mặt hàng kim loại cho Thổ Nhĩ Kỳ, và quan trọng nhất là các nguồn năng lượng giá rẻ, thứ Ankara đang rất cần vì nước này không có tài nguyên dầu khí của riêng mình.
"Theo tôi, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một trung tâm khí đốt của Nga. Tuy nhiên quá trình xây dựng chính thức mà các nhà lãnh đạo hai nước đã tuyên bố vẫn chưa bắt đầu", - bà Imamkulieva nói.
Về phần mình, Ankara cũng tăng mạnh việc cung cấp cho Nga các sản phẩm công nghiệp hóa chất, rau quả, hàng dệt may và điện tử, bà nói thêm.
Vào tháng 10, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ kỳ Recep Tayyip Erdogan đã ra chỉ thị nghiên cứu cụ thể để thành lập một trung tâm phân phối khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt có thể chuyển nguồn cung cấp khí đốt từ các đường ống bị hư hại của "Dòng chảy phương Bắc" sang phân phối qua trung tâm này. Đồng thời vấn đề bàn đến ở đây không chỉ là tạo ra một sàn giao dịch thương mại ở Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn là việc phát triển cơ sở hạ tầng và tăng nguồn cung ở hướng nam, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết. Theo ông, tham gia trung tâm này có thể còn có những nước khác: Algeria, Qatar và Azerbaijan cũng đang cung cấp nhiên liệu xanh cho châu Âu qua hướng nam.