"Ba Lan có khả năng sẵn sàng mở rộng sự tham gia và hợp tác trong khuôn khổ răn đe hạt nhân của các lực lượng NATO và chịu trách nhiệm", - ông Jacek Siewiera nói.
Ông Severa nêu rõ rằng điều này không bao gồm việc triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Ba Lan.
Triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moskva và Minsk đã thỏa thuận rằng, nếu không vi phạm nghĩa vụ quốc tế, hai nước sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus. Tổng thống Putin giải thích rằng Nga không chuyển giao vũ khí hạt nhân của mình cho Belarus mà chỉ làm những gì Mỹ đã làm trong nhiều thập kỷ. Theo ông, việc xây dựng cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus sẽ hoàn thành vào ngày 1/7.
Những người ở phương Tây chỉ trích sáng kiến triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga ở Belarus không đề cập đến vấn đề lưu trữ vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Đức - chính quyền Đức không bình luận chính thức về sự tồn tại của vũ khí hạt nhân ở nước này, tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế hàng đầu ước tính số lượng bom hạt nhân của Mỹ ở Đức lên tới vài chục quả và trong nhiều năm qua các đảng đối lập của nước này đã yêu cầu Mỹ rút vũ khí hạt nhân ra khỏi lãnh thổ Đức.