Đây là nhận định của chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng thế giới, giáo sư thỉnh giảng về kinh tế, năng lượng tại trường kinh doanh hàng đầu châu Âu ESCP Europe Mamdouh Salameh.
"Một số quốc gia sản xuất dầu hàng đầu trong liên minh OPEC+ đã quyết định tự nguyện cắt giảm thêm sản lượng dầu từ tháng 5 cho đến cuối năm nay với mong muốn thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ổn định thị trường dầu mỏ toàn cầu trong bối cảnh khủng hoảng ngân hàng nghiêm trọng, khi một số các ngân hàng ở Mỹ và EU bị phá sản, cũng như để hỗ trợ Nga chống lại các nước phương Tây đã đưa ra mức giá trần cho dầu của họ", - Salameh nêu quan điểm trên sóng của kênh truyền hình Qatari Al-Arabi.
Theo ông, hầu hết các nước trong liên minh OPEC+ đều quan tâm đến giá dầu ở mức khoảng 80-100 USD/thùng để tránh thâm hụt ngân sách, vì thế họ không hài lòng với việc giá dầu gần đây bị giảm do khủng hoảng ngân hàng. Ngoài ra, chuyên gia tin rằng chính sách của các nước phương Tây đối với Nga về việc áp giá trần cho dầu Nga đe dọa cả các nước sản xuất dầu khác. Trong bối cảnh này, trái ngược với liên minh phương Tây, các nước sản xuất dầu mỏ tìm cách tạo ra một liên minh các nhà sản xuất dầu để hỗ trợ lẫn nhau.
Cắt giảm sản lượng dầu
Hôm thứ Hai, trong một thông cáo sau cuộc họp, Ủy ban giám sát cấp bộ trưởng OPEC+ (JMMC) đã tái khẳng định cam kết của mình đối với các điều khoản hiện tại của thỏa thuận và chỉ ra rằng một số quốc gia liên minh cùng với Nga sẽ tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu tới cuối năm 2023, tới mức 1,66 triệu thùng mỗi ngày. Vào Chủ nhật, chín quốc gia OPEC+, bao gồm Nga và Ả Rập Saudi, đã tuyên bố tự nguyện cắt giảm thêm sản lượng dầu từ tháng 5 cho đến cuối năm nay.