Agribank đang “ôm” 2,3 triệu tỷ đồng bất động sản thế chấp

“Ôm” 2,3 triệu tỷ đồng bất động sản thế chấp, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) hiện đang nắm giữ nhiều bất động sản thế chấp nhất hệ thống ngân hàng Việt.
Sputnik
Tổng thu nhập hoạt động năm 2022 của Agribank đạt 76.802 tỷ đồng, tăng 27% so với năm trước. Chi phí hoạt động tăng 14% lên 27.554 tỷ đồng.

Agribank đang kinh doanh ra sao?

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố báo cáo tài chính riêng kiểm toán năm 2022.
Điểm đáng lưu ý chính là dù không phải ngân hàng có tổng tài sản và số dư cho vay khách hàng lớn nhất (sau BIDV) nhưng Agribank là nhà băng có giá trị tài sản thế chấp và giá trị bất động sản thế chấp lớn trong hệ thống.
Theo đó, tính đến hết 31/12/2022, tổng tài sản của Agribank đạt 1,873 triệu tỷ đồng, tăng 10,5% so với cuối năm 2021 (1,694 triệu tỷ đồng).
Báo cáo cho thấy, ngân hàng Agribank năm 2022 đạt gần 60.000 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng gần 30% so với năm 2021.
Sếp ngân hàng Agribank ở Đắk Lắk bất ngờ mất tích sau tai nạn giao thông
Các chỉ tiêu khác cũng tăng trưởng mạnh như lãi từ kinh doanh ngoại hối đạt 2.857 tỷ, tăng 89%. Lãi từ hoạt động khác (chủ yếu từ thu hồi, xử lý nợ) đạt 9.825 tỷ đồng, tăng 21%.
Tổng tiền gửi khách hàng đạt 1,627 triệu tỷ đồng, tăng 5,3% so với cuối năm 2021 (1,545 triệu tỷ đồng).
Năm 2022, Agribank ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 17.680 tỷ đồng, tăng mạnh 51,4% so với năm 2021 (11.674 tỷ đồng). Lãi từ hoạt động dịch vụ sụt giảm 5% so với cùng kỳ còn 4.110 tỷ đồng.

Agribank nắm giữ nhiều BĐS thế chấp nhất hệ thống

Tính đến cuối năm 2022, tổng dư nợ cho vay khách hàng của Agribank đạt trên 1,443 triệu tỷ đồng, tăng 9,8% so với cuối 2021 (1,314 triệu tỷ đồng).
Về tài sản thế chấp tại Agribank đến hết năm 2022 là 2,53 triệu tỷ đồng. Trong đó, giá trị tài sản thế chấp là bất động sản đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng, tăng hơn 270.000 tỷ (tương đương 10,5%) so với năm trước và cao gấp gần 1,6 lần so với tổng dư nợ cho vay là 1,44 triệu tỷ đồng, chiếm 90,5% tổng giá trị tài sản thế chấp tại ngân hàng.
Như vậy, cứ mỗi đồng cho vay tại Agribank lại được đảm bảo bởi 1,6 đồng tài sản thế chấp là bất động sản.
Theo báo cáo, bất động sản thế chấp ở ngân hàng bao gồm đất đai, nhà ở, nhà xưởng, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, các tài sản gắn liền với công trình xây dựng. Đó có thể là các tài sản hiện có, cũng có thể là các tài sản hình thành trong tương lai (tức là các tài sản hình thành trong và sau thời điểm ký kết hợp đồng thế chấp) như lợi tức thu được từ sử dụng bất động sản, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình xây dựng trong tương lai.
Con Giám đốc Agribank Hưng Yên thăng tiến thần tốc, Ngân hàng Nhà nước đang điều tra?
Tính đến 31/12/2022, tổng nợ xấu tại Agribank vào khoảng 26.064 tỷ đồng, tăng 2,1%, trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm đến 73% nợ xấu với 19.000 tỷ đồng.Dù thế, tỷ lệ nợ xấu vẫn giảm từ 1,94% xuống còn 1,81%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Agribank là 139%, thấp nhất trong nhóm Big4.
Chi phí dự phòng rủi ro mà Agribank trích cho năm 2022 là 27.160 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2021.
Được biết, ngoài Agribank, có 3 đơn vị có tài sản thế chấp đạt trên 2 triệu tỷ đồng đều thuộc nhóm Big 4 (nhóm các ngân hàng có vốn Nhà nước của Việt Nam) gồm VietinBank (2,5 triệu tỷ đồng), BIDV (2,46 triệu tỷ đồng), Vietcombank (2,1 triệu tỷ đồng).

Lương nhân viên ngân hàng Agribank

Báo cáo cho thấy, tính đến hết năm 2022, số lượng nhân viên của Agribank là 39.591 người, tăng 1.545 người so với năm 2021 và là đơn vị có số lượng nhân viên đông nhất toàn ngành.
Đông nhân sự nhưng thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên ngân hàng này vẫn vượt 30 triệu đồng/tháng.Cũng theo thuyết minh của Agribank, năm 2022, trung bình mỗi nhân viên tại đây có thu nhập 30,4 triệu đồng/tháng, tăng 3,21 triệu đồng/tháng so với năm 2021.
Ngân hàng hiện có 5 công ty con gồm Công ty cho thuê tài chính I, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty Chứng khoán Agribank và Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
Báo cáo vừa công bố cũng thể hiện các khoản phải thu nội bộ của Agribank tăng mạnh. Theo đó, chốt ngày 31/12/2022, các khoản phải thu của Agribank là 9.462 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước.
Soi Big 4 Ngân hàng quốc doanh Việt Nam Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank
Trong đó, các khoản phải thu nội bộ tăng mạnh từ hơn 660 tỷ đồng lên 2.961 tỷ đồng. Các khoản phải thu bên ngoài giảm từ hơn 7.066 tỷ đồng về 6.501 tỷ đồng. Chiếm phần lớn trong các khoản phải thu bên ngoài là phần phải thu Ngân sách Nhà nước về hỗ trợ lãi suất (2.493 tỷ đồng) và chi phí xây dựng công trình (1.433 tỷ đồng).
Năm 2022, mức phát hành giấy tờ có giá của Agribank tăng mạnh 50.000 tỷ đồng lên 78.462 tỷ đồng. Các ngân hàng thương mại phát hành giấy tờ có giá nhằm huy động vốn. Hơn 37.000 tỷ đồng trong chỉ tiêu giấy tờ có giá là chứng chỉ tiền gửi.
Trong đó, chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng là 24.480 tỷ đồng, chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 5 năm là 12.996 tỷ đồng. Agribank đã phát hành thêm 12.431 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn từ 5 năm trở lên.
Thảo luận