Chuyên gia gợi ý hình dung một tình huống giả định, trong đó Bắc Kinh quyết định phát động chiến dịch quân sự chống Đài Loan, đồng thời cùng với Moskva khuyến khích nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt đầu cuộc chiến chống Hàn Quốc.
"Thành thật mà nói, cuộc xung đột hai mặt trận ở Thái Bình Dương là một vấn đề chiến lược phức tạp hơn nhiều, đặc biệt nếu Moskva có dính líu ngầm hoặc trực tiếp vào đó. Đây là loại kịch bản có xác suất xảy ra thấp, nhưng tác động cao khiến chúng ta phải thức mỗi đêm", - ông nói.
Wilder tin rằng Tập Cận Bình và Vladimir Putin có "tinh thần ruột thịt" với thế giới quan rất giống nhau. Cả hai đều tin rằng Hoa Kỳ là mối đe dọa, vì vậy mục tiêu chính của họ là chống lại Washington.
"Quyết định của Trung Quốc thiết lập quan hệ gần gũi hơn nữa với Putin thông qua cái gọi là tình bạn không giới hạn chỉ củng cố quan điểm rằng Trung Quốc đã trở thành mối đe dọa chiến lược lâu dài lớn nhất đối với các giá trị phương Tây", - chuyên gia nêu ý kiến.
Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Moskva từ ngày 20 đến 22 tháng 3, đây là chuyến thăm đầu tiên của ông kể từ khi tái đắc cử. Vào ngày đầu tiên, các nhà lãnh đạo của Nga và Trung Quốc đã nói chuyện trực tiếp trong khoảng bốn tiếng rưỡi; vào ngày thứ hai, các cuộc đàm phán dưới nhiều hình thức khác nhau kéo dài khoảng 6 giờ.
Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình đánh giá cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo đã thành công. Kết quả chuyến thăm, họ đã ký hai tuyên bố.