Việt Nam chọn con đường riêng của mình

Nhà khoa học chính trị, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học quốc gia St. Petersburg, Giáo sư Vladimir Kolotov đưa ra bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Sputnik
Như truyền thống, Việt Nam theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập riêng dựa trên định đề do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng: “thêm bạn – bớt thù”. Nước Việt Nam hiện đại, hơn ai hết, hiểu được sự bất công và vô pháp của các biện pháp trừng phạt do tập thể phương Tây áp đặt đối với Nga. Có thể nhớ lại rằng trong 20 năm, từ 1975 đến 1995, chính Việt Nam đã phải chịu lệnh cấm vận kinh tế và thương mại toàn diện của Mỹ, được đưa ra như một phản ứng của Mỹ đối với việc giải phóng miền Nam Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam hoàn toàn hiểu tình hình hiện nay ở Nga và không ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống Nga, đó là điều Thủ tướng Việt Nam đã nói tại cuộc gặp với Phó Thủ tướng Nga.
Trong bối cảnh đó, việc tổ chức triển lãm quốc tế “Vietnam-Expo-2023” tại Hà Nội, nơi các công ty phương Tây, phương Đông và Nga có thể giới thiệu sản phẩm, trao đổi thành tựu và thảo luận về triển vọng hợp tác, mang ý nghĩa đặc biệt. Đối với các công ty Nga, triển lãm này tạo cơ hội tuyệt vời để tìm kiếm các đối tác mới đầy triển vọng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga D. Chernyshenko thăm Việt Nam

Đến Việt Nam - với nhiều dự án công tác

Các vị đại diện của Nga đã đến Hà Nội để tham dự cuộc họp Ủy ban Liên Chính phủ không phải tay không, mà với một loạt đề xuất rất nghiêm túc. Việt Nam hiện nay là một nền kinh tế đang phát triển rất nhanh, là “con hổ châu Á”, rất quan tâm đến thị trường nước ngoài. Đương nhiên, Việt Nam cần năng lượng để phát triển hơn nữa. Có nhiều dự án năng lượng trong danh mục đầu tư của phái đoàn Nga. Trước hết, về việc thành lập Trung tâm Khoa học và Công nghệ Hạt nhân tại Việt Nam, và cũng có thể là về sự trở lại của nước cộng hòa trong tương lai với chương trình năng lượng hạt nhân. Rốt cuộc, năng lượng hạt nhân trong điều kiện mất ổn định của các nguồn năng lượng hiện đại là loại năng lượng điện rẻ nhất và thân thiện với môi trường nhất.
Trong lĩnh vực khoa học, đầu tàu của hợp tác Nga-Việt là Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Nhiệt đới hỗn hợp,nơi đang tiến hành nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực: y học nhiệt đới, công nghệ sinh học và phục hồi đất Việt Nam bị nhiễm chất độc do người Mỹ sử dụng. Trong những năm qua, độ ẩm cao cũng như nhiệt độ nhiệt đới đều không làm giảm độc tính của đất bị ô nhiễm. Vấn đề này rất cấp thiết tại thời điểm hiện tại đối với Nga. Bởi vì, liên quan đến các sự kiện ở Ukraina, Mỹ và đồng minh của họ đang đe dọa sử dụng đạn nghèo uranium, có chu kỳ bán rã đến 4,5 tỷ năm, để chống lại Nga. Chủ đề hủy diệt và hồi sinh hệ sinh thái rất quen thuộc với Việt Nam và việc nghiên cứu đang được tiến hành theo hướng này tại Trung tâm Nhiệt đới trở nên cần thiết phù hợp trong thời điểm hiện nay; Phó Thủ tướng Nga đã hứa sẽ hỗ trợ toàn diện đối với hoạt động này.
Các đề xuất của Nga ngày nay rất phù hợp về việc thành lập Trung tâm trí tuệ nhân tạo chung với Việt Nam, vốn đang bắt đầu đóng vai trò ngày càng tích cực trong cả công nghệ dân sự và quân sự. Nga có thành tích rất tốt trong lĩnh vực này. Và các chuyên gia Nga sẵn sàng trao đổi với các đối tác Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga D. Chernyshenko thăm Việt Nam

Nhiệm vụ năm 2020 chuyển sang năm 2025

Trong chuyến thăm, tại phiên họp thường kỳ của ủy ban liên chính phủ Nga-Việt, nhiệm vụ được đặt ra là nâng kim ngạch thương mại giữa hai nước đến năm 2025 lên 10 tỷ USD. Tất cả cũng biết rằng nền ngoại thương đang phát triển năng động của Việt Nam đang tăng trưởng tích cực. Với nước láng giềng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 178 tỷ USD, còn với Nga chỉ khoảng 6 tỷ, rõ ràng, tổng kim ngạch hiện tại là kết quả của các lệnh trừng phạt tập thể của phương Tây đối với Nga và phong tỏa tài khoản ngân hàng, và không có khả năng tiến hành thanh toán của hai bên bằng đô la Mỹ và euro, và đại dịch COVID gây ra. Tuy nhiên, kim ngạch nhỏ như vậy không phù hợp với cả Nga và Việt Nam, nó còn rất xa so với những gì mong muốn và khả thi. Những nỗ lực hiện đang được thực hiện rất tích cực để tạo ra một cơ chế thanh toán song phương bằng đồng tiền quốc gia của Nga và Việt Nam. Đây là một tiến triển đúng hướng, cùng với những đổi mới khác, mang lại hy vọng rằng việc tăng kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD, điều không đạt được do những lý do trên vào năm 2020, sẽ thành hiện thực vào năm 2025.
Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga D. Chernyshenko thăm Việt Nam

Chìa khóa thành công — nắm vững ngôn ngữ của nước đối tác

Tầm quan trọng không nhỏ đối với tương lai của các quốc gia chúng ta là giành riêng sự chú trọng trong chuyến thăm đối với các chủ đề nhân đạo và giáo dục. Các hoạt động của Phân viện tiếng Nga mang tên Pushkin tại Hà Nội đã được đánh giá cao. Vấn đề thành lập trường tiếng Nga ở Hà Nội, 900 học sinh sẽ học theo chương trình đào tạo của Nga, bằng tiếng Nga, đã được đặt nền móng cụ thể. Còn lại chỉ mong ước rằng việc nghiên cứu tiếng Việt ở Nga với sự hỗ trợ của Việt Nam sẽ được coi trọng như việc học tiếng Nga ở Việt Nam - với sự hỗ trợ của Nga.
Việt Nam sẽ cùng Nga chơi ‘Trò chơi Tương lai’?
Thảo luận