Đó là tin đưa của tờ «Tona Ilbo» dẫn các nguồn riêng.
Theo dữ liệu của tờ báo, hồi tháng trước Seoul đã ký hợp đồng với Washington về việc cung cấp cho Mỹ 500.000 quả đạn pháo 155mm. Con số này nhiều gấp 5 lần so với 100.000 quả đạn pháo mà Hàn Quốc đã bán cho Hoa Kỳ trong năm ngoái và bằng ½ tổng số đạn pháo từ Hoa Kỳ chuyển giao cho Ukraina. Có thông báo rằng vào tháng 2, Washington đã yêu cầu Hàn Quốc bán cho phía Mỹ một lô khác gồm 100.000 quả đạn. Seoul đáp lại bằng cách đưa ra con số 500.000, nhưng với điều kiện là lô đạn này không bán mà cho vay, là chuyện vay mượn khá dị thường đối với loại sản phẩm này. Nhưng Hoa Kỳ đã đồng ý và hai bên đã ký kết hợp đồng.
"Cách thức này cho phép Hàn Quốc vừa duy trì nguyên tắc không cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraina, vừa thể hiện thiện chí đáp ứng yêu cầu của đồng minh Hoa Kỳ", - nguồn tin của tờ báo tuyên bố.
Lô đạn pháo cần bổ sung vào kho dự trữ của quân đội Mỹ, trong khi Hoa Kỳ gửi số đạn có sẵn cho Ukraina. Như tờ báo lưu ý, hệ thống này đã không thay đổi kể từ năm ngoái, khi đối tượng sử dụng cuối cùng các loại đạn pháo do Seoul cung cấp cũng là Hoa Kỳ.
Cần lưu ý rằng quyết định cho Washington vay đạn pháo sẽ giúp Hàn Quốc bảo lưu quyền sở hữu số đạn dược này, do đó, nhiều khả năng là Hoa Kỳ sẽ không thể gửi đạn tới Kiev nếu thiếu sự cho phép của Seoul.
Các tài liệu mật của Lầu Năm Góc xuất hiện trên mạng xã hội trước đó cho thấy rằng giới chức Hàn Quốc lo ngại áp lực từ Washington về việc hỗ trợ quân sự cho Ukraina, cũng như khả năng số đạn pháo do Seoul cung cấp cho Washington sẽ được bán lại sang Kiev.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.