Các nước G7 thảo luận về việc ngăn chặn Nga lách lệnh trừng phạt

MOSKVA (Sputnik) - Ngoại trưởng các nước G7 trong phiên họp cấp bộ trưởng ở Karuizawa dành riêng cho chủ đề Ukraina đã thảo luận về tình hình liên quan đến nước này, cũng như về vấn đề "Nga né tránh và phá vỡ các biện pháp trừng phạt" và khả năng "các nước thứ ba cung cấp vũ khí cho Nga", Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo về kết quả phiên họp.
Sputnik
Tại cuộc gặp, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ vững sự gắn kết của các nước G7 và các nước đối tác trong bối cảnh xung đột kéo dài ở Ukraina, tiếp tục duy trì "các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga và hỗ trợ mạnh mẽ cho Ukraina", cũng như tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác với các quốc gia ở Nam bán cầu.
"Ngoài ra, Bộ trưởng Hayashi cho biết Nhật Bản tuyên bố cung cấp khoản viện trợ trị giá 7,6 tỷ USD cho Ukraina, cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề tránh/lách lệnh trừng phạt và các nước thứ ba cung cấp vũ khí cho Nga", - thông báo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết.
Tại Hoa Kỳ đang nêu lý do thất bại của lệnh trừng phạt chống Nga
Bộ trưởng Hayashi cũng cho rằng việc Nga tuyên bố quyết định triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus đang khiến cho "tình hình căng thẳng thêm trầm trọng".
Các bên tham gia cuộc gặp nhất trí tăng cường hợp tác nhằm không để cho Nga tránh khỏi lệnh trừng phạt và được các nước thứ ba cung cấp vũ khí.
Năm 2023 Nhật Bản sẽ luân phiên đảm nhận chức Chủ tịch G7. Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ diễn ra ở Hiroshima ngày 19-21 tháng 5. Cuộc họp cấp Bộ trưởng Ngoại giao của nhóm đã bắt đầu hôm Chủ nhật tại khu nghỉ mát Karuizawa ở Nagano. Ngoài các quốc gia thành viên G7, các nước Ấn Độ, Úc, Brazil, Hàn Quốc, Việt Nam và ba nước khác đã được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh Hiroshima, ba nước đó là Indonesia hiện đang là Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Quần đảo Cook là Chủ tịch Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương và Liên bang Comoros hiện là Chủ tịch Liên minh châu Phi. Ngoài các quốc gia này, người đứng đầu bảy tổ chức quốc tế cũng được mời tham dự hội nghị G7 ở Hiroshima: đó là Liên Hợp Quốc, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Thảo luận