Những trang sử vàng

Sự lựa chọn của các vị quan lại Việt Nam: Pháp hay Nga?

Sputnik tiếp tục loạt bài về quá trình người Nga và người Việt Nam tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau kể từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19.
Sputnik
130 năm trước, Việt Nam lần đầu tiên nghĩ đến việc xích lại gần Nga. Tất nhiên, khi đó, người Việt Nam hầu như không biết gì về nước Nga. Tuy nhiên, vào đầu năm 1891, người thừa kế ngai vàng Nga, Thái tử mà sau là Hoàng đế của Đế chế Nga Nikolai II đã đến thăm Sài Gòn. Còn vào nửa đầu năm 1892, bá tước Konstantin Vyazemsky - nhà ngoại giao và nhà khoa học người Nga - đã thực hiện hành trình xuyên Việt từ Bắc vào Nam. Trong chuyến đi khắp đất nước kéo dài bốn tháng, ông đã giao tiếp với những vị quan lại Việt Nam, và tại Huế, ông được mời đến gặp vua Thành Thái. Cuối cuộc trò chuyện dài, nhà vua đã tặng cho vị khách Nga các huy chương cao quý nhất của An Nam. Thật hợp lý khi cho rằng, trong cuộc trò chuyện, nhà vua và bá tước Nga đã nói về Pháp, về chính sách của nước này đối với Việt Nam, cũng như về Cần Vương - một phong trào yêu nước chống lại chế độ thuộc địa và bảo vệ chủ quyền dân tộc của Việt Nam.
Phong trào Cần Vương được lãnh đạo bởi các sĩ phu văn thân yêu nước, và các đội vũ trang của phong trào này đã chiến đấu với quân đoàn chiếm đóng của Pháp ở hầu hết các tỉnh Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Năm 1886, thủ lĩnh của phong trào này Tôn Thất Thuyết - viên quan phụ chính của vị vua trẻ Hàm Nghi, đã đến miền Nam Trung Quốc, nơi ông nhận được lời hứa từ chính quyền các tỉnh giáp biên giới Việt Nam cũng như người đứng đầu quân khu tỉnh Quảng Đông về việc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy và cho phép các đội vũ trang của Cần Vương vượt biên sang Trung Quốc trong trường hợp bị quân Pháp truy đuổi. Tuy nhiên, sau khi vua Hàm Nghi bị người Pháp bắt vào năm 1888, phong trào Cần Vương bắt đầu gặp khó khăn lớn.
Những trang sử vàng
Sài Gòn cuối thế kỷ 19 qua con mắt du khách Nga
Chúng ta có thể biết thêm về một số sự kiện tiếp theo qua các báo cáo của phái viên Nga tại Trung Quốc gửi tới Bộ trưởng Ngoại giao Đế quốc Nga vào tháng 9 năm 1892 - tháng 3 năm 1893.

Sự bảo hộ của Pháp trở nên đáng ghét

Nhà ngoại giao Nga báo cáo: vào tháng 9 năm 1892, có ba vị quan lại Việt Nam đã đến gặp ông và than phiền với ông về các loại sưu thuế nặng nề mà chính phủ Pháp áp dụng đối với Việt Nam. Việt Nam không thể chịu được loại thuế cao như vậy, nhân dân bất mãn và ngày càng căm ghét sự bảo hộ của Pháp.
Nhà ngoại giao Nga báo cáo thêm, các phái viên Việt Nam đã ba lần cố gắng nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền trung ương ở Trung Quốc, nhưng không có kết quả. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì đến thời điểm đó, Trung Quốc đã hơn một lần phải chịu thất bại trước các cường quốc châu Âu và Bắc Kinh không muốn xung đột với Pháp một lần nữa vì Việt Nam, mặc dù họ vẫn coi Việt Nam là chư hầu của mình có quyền được bảo vệ.

Gửi gắm hy vọng vào nước Nga

Trong tình huống này, như các vị quan lại Việt Nam đã nói với nhà ngoại giao Nga, vua Việt Nam và các cố vấn của ông ở Huế đã quyết định nhờ Nga hoàng giúp đỡ. Họ yêu cầu Nga hoàng can thiệp và hơn nữa đưa An Nam dưới sự bảo hộ của ông. Các vị quan lại hứa rằng, "trong trường hợp Nga hỗ trợ vũ trang cho An Nam, Đế quốc An Nam sẽ hoàn toàn công nhận mình là một chư hầu của Nga, sẽ phục tùng Nga và trung thành với Nga vô điều kiện, và tất cả các thuộc địa lân cận khác sẽ bày tỏ sự phục tùng của họ đối với Hoàng đế Nga".
Những trang sử vàng
Sách cẩm nang hướng dẫn du lịch Việt Nam đầu tiên bằng tiếng Nga

Lý do là không có lợi ích chính trị

Cuối cùng, các vị quan lại Việt Nam xin nhà ngoại giao Nga cấp cho họ giấy tờ để đến St. Petersburg gặp Nga Hoàng để trình bày nguyện vọng của mình.
Theo báo cáo gửi tới Bộ trưởng Ngoại giao, đại sứ Nga tại Trung Quốc đã phát hiện ra rằng, những người Việt Nam quay sang ông không phải là đoàn sứ giả triều đình Huế, mà là đại diện của một bên phản đối việc Pháp chiếm đóng An Nam. Đó chắc chắn là đại diện của phong trào Cần Vương, mà những thủ lĩnh của phong trào này đã nhiều lần tiếp xúc với chính quyền các tỉnh Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam. Báo cáo của đại sứ Nga tại Trung Quốc là một bằng chứng không thể chối cãi về việc các thủ lĩnh của phong trào Cần Vương đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cường quốc khác.
Trong bản báo cáo gửi tới Bộ trưởng Ngoại giao vào tháng 3 năm 1893, đại sứ Nga cho biết rằng, ông đã bác bỏ đề xuất đó. Đồng thời ông cũng nêu lý do là “Nga không có bất kỳ lợi ích chính trị nào tại Việt Nam”.
Những trang sử vàng
Cuộc "đổ bộ" lớn nhất của người Nga vào Việt Nam thế kỷ 19
Xin nhắc lại rằng, chuyện này đã xảy ra 130 năm trước. Và 30 năm sau đó, tại Việt Nam đã xuất hiện các lợi ích chính trị của Nga: các nhà cách mạng Việt Nam đầu tiên bắt đầu đến học tập tại Matxcơva. Nga đã giúp đỡ các lực lượng yêu nước Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và trong cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Ngày nay, hai nước chúng ta gắn kết với nhau bằng mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Thảo luận