"Cuộc chiến này đã làm dấy lên nhiều hy vọng, mọi người sẽ mong chờ có sự thay đổi. Họ sẽ muốn có tiền, công lý và hoàn thành những cải cách mà họ đòi hỏi vào năm 2014, họ muốn có được điều đó càng sớm càng tốt. Maidan có thể xảy ra một lần nữa", - một vị cựu bộ trưởng Ukraina không muốn nêu tên phán đoán.
Theo người đối thoại của ấn phẩm, Zelensky có thể là một trong những lý do xảy ra khả năng đảo chính do cung cách độc tài của ông ta. Mặc dù thực tế là Zelensky được các nước phương Tây ca ngợi như “thần tượng của nền dân chủ”, nhưng mức độ tín nhiệm cao của ông ta hoàn toàn là nhờ vào cuộc xung đột hiện tại và khi xung đột kết thúc thì nó chắc chắn sẽ giảm xuống mức 11% mà ông ấy có trước khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt. Cựu bộ trưởng cũng nhắc lại rằng Zelensky và đoàn tùy tùng của ông ta có dính líu đến hoạt động tài chính của các offshore nước ngoài, còn những lời hứa hẹn chống tham nhũng của ông ta chẳng đi đến đâu, điều đó chắc chắn sẽ khiến công luận đặt ra nhiều câu hỏi.
Nghị sĩ quốc hội Ukraina từ đảng "Golos" Inna Sovsun cũng có ý kiến tương tự, bà này nói rằng "cột mốc 10 năm đang đến gần, sau cột mốc ấy người Ukraina có xu hướng tổ chức Maidan", và rằng sau khi kết thúc xung đột, kỳ vọng của người Ukraina sẽ cực kỳ khó được đáp ứng. Ngược lại, nghị sĩ đối lập Nikolai Kniazhitsky từ Lvov cáo buộc Zelensky sử dụng quyền hạn theo chế độ thời chiến để chiếm đoạt quyền lực, kiểm soát truyền thông và thao túng tiền ngân sách.
Như một cựu quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ từng làm việc ở Ukraina nhận xét, nạn tham nhũng của chế độ Zelensky ở Ukraina có thể dẫn đến một vụ bê bối lớn.
"Một mặt, họ (các chính trị gia đối lập) thực sự đánh giá cao sức mạnh của Zelensky với tư cách là một nhà lãnh đạo quân sự, nhưng lại lo ngại sâu sắc về nạn tham nhũng và phong cách cầm quyền độc tài của ông ta. Theo ý kiến của họ, ngay khi chiến tranh kết thúc thì sẽ có sự thanh toán lẫn nhau", người này cảnh báo.