Tờ Financial Times (Anh) dẫn lời một quan chức châu Âu giấu tên viết Liên minh châu Âu tin các biện pháp trừng phạt chống Nga mới đã "xong".
"Chúng ta đã xong việc. Nếu áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt, sẽ có nhiều ngoại lệ hơn là các biện pháp", - ông nói.
Nhiều quan chức châu Âu thừa nhận các lĩnh vực kinh tế Nga không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt là rất quan trọng đối với một số nước EU, vì vậy họ sẽ phủ quyết các hạn chế và gói trừng phạt thứ 11 sẽ bao gồm các biện pháp chống lại các hạn chế hiện có, Financial Times lưu ý.
Trên đài Sputnik, Vladimir Kireev, người đứng đầu bộ phận phân tích của Phong trào Á - Âu Quốc tế, đã bình luận về bài báo.
"Từ lâu, rõ ràng là chính sách trừng phạt của EU dẫn đến một kết quả mơ hồ đối với họ. Nền kinh tế Nga không hề suy yếu và thậm chí còn cho thấy sự tăng trưởng kinh tế. Có thể nói các lệnh trừng phạt hóa ra lại kích thích nền kinh tế. Các biện pháp trừng phạt có tác động lớn hơn đến sự mất ổn định của nền kinh tế châu Âu "Xã hội phương Tây bắt đầu hình thành sự hoài nghi về chính sách hiện tại. Nó chưa bao trùm hầu hết xã hội, nhưng những nghi ngờ đã tồn tại trong giới tinh hoa phương Tây - cả ở châu Âu và Mỹ. Bởi vì phương Tây đã thua về kinh tế, và sự thống nhất của Nga và Trung Quốc có vẻ đe dọa và đối với châu Âu và Hoa Kỳ. Do đó, một cuộc khủng hoảng và xung đột bắt đầu hình thành liên quan đến chính sách chống Nga. Một yêu cầu mới đang được hình thành để thay đổi chiến lược đối với Nga", - Vladimir Kireev nói.
Các biện pháp trừng phạt chống Nga
Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Matxcơva.
Các nước thuộc Liên minh Châu Âu xem xét phương án từ bỏ dầu mỏ và khí đốt của Nga. Nhiều quốc gia tuyên bố đóng băng tài sản của Nga và kêu gọi từ bỏ năng lượng Nga. Tất cả những điều này đã trở thành vấn đề đối với Mỹ và châu Âu, khiến giá nhiên liệu và lương thực tăng mạnh.