Chuyện đáng kinh ngạc

Nhà báo Trần Văn Quân: Người lính gác trên cây cầu Nhà nước và Nhân dân

HÀ NỘI (Sputnik) - Từ việc nghề chọn người cho đến kỷ niệm không thể phai mờ với nước Nga, Sputnik có cuộc trò chuyện thú vị với nhà báo Trần Văn Quân, cựu chuyên gia Ban tiếng Việt, Đài phát thanh Moskva (1986-1990), nguyên phóng viên Ban Văn hoá - Xã hội (VOV2), Đài Tiếng nói Việt Nam.
Sputnik
Câu chuyện của nhà báo Trần Văn Quân sẽ phần nào mở ra cho độc giả một góc nhìn thú vị về nghề phát thanh nói riêng và nghề báo nói chung nhân dịp kỷ niệm 73 năm Ngày thành lập Hội nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2023).

Nghề chọn người

Tốt nghiệp ngành Văn học, trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội vào đúng cao trào cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, chàng thanh niên Trần Văn Quân phải tạm sơ tán ở vùng quê Vĩnh Yên.

“Vào thời điểm ấy, tốt nghiệp Đại học là được Nhà nước xếp việc. Đây là một thuận lợi rất lớn. Năm 1972, tôi đang ở quê thì nhận được giấy báo của Đài Tiếng nói Việt Nam (Đài TNVN) về nhận việc. Tuy nhiên, phải 6 tháng sau tôi mới lên Hà Nội được để đi làm", nhà báo Trần Văn Quân chia sẻ với Sputnik.

Khi mới vào Đài, chàng phóng viên trẻ làm việc ở Chương trình Phát thanh Thành thị Miền Nam, Ban biên tập Miền Nam. Đây là "chương trình vàng” lúc bấy giờ, là trụ cột cả ngành báo chí Việt Nam chứ không chỉ riêng của Đài TNVN.
Nhà báo Trần Văn Quân, cựu chuyên gia Ban tiếng Việt, Đài phát thanh Moskva (1986-1990)
Lúc đó, Đài TNVN, báo Nhân Dân và Thông tấn xã Việt Nam là ba cơ quan báo chí đầu não, quan trọng nhất và lớn mạnh nhất. Trong đó, Đài TNVN có ưu thế tuyệt đối là tính phổ cập, đến với công chúng nhanh và rộng rãi hơn báo viết.

“Tôi được làm ở Chương trình Phát thanh Thành thị Miền Nam là cơ may cũng là hạnh phúc vì tôi tham gia chương trình khi hai miền đất nước đang chia cắt bởi chiến tranh. Vì thế, Chương trình Phát thanh Thành thị Miền Nam là tối quan trọng đối với Đảng và Nhà nước cũng như nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ", ông Quân tự hào.

Chuyện đáng kinh ngạc
Dịch giả Hoàng Thúy Toàn: Tiếng Nga mở cửa cho tôi đến với thế giới

Điều kỳ diệu của phát thanh

Đồng hành cùng Đài TNVN gần 40 năm (1972-2010), nhà báo Trần Văn Quân đã có kết nối đặc biệt giữa mình và "những con sóng". Ngay khi Đài Truyền hình Việt Nam (Đài THVN) ra đời, cả ekip Ban Biên tập Miền Nam của ông được đưa về Đài THVN nhưng riêng ông chọn ở lại với phát thanh.

“Phát thanh gắn bó với mình rồi. Hơn nữa, phát thanh rất đặc biệt ở chỗ là "cách mặt, xa lời”. Người nghe với người phóng viên không biết mặt nhau, mà chỉ giao đãi nhau trên sóng. Vì vậy, phát thanh buộc mọi người phải đến với nhau bằng cái tâm. Nếu không giao đãi bằng cái tâm thì không thể quý mến, tha thiết và lắng nghe nhau được", nhà báo lão thành tâm sự.

Chuyện đáng kinh ngạc
Người thổi hồn Việt trong các tác phẩm văn học Nga
Với nhà báo Trần Văn Quân, phát thanh có giá trị đặc biệt. Chỉ có những người thấu đạo, từng trải sẽ gắn bó và tha thiết với loại hình này.

“Nghề chọn mình chứ mình không chọn nghề. Nếu được như thế mới lâu bền, phát triển và mình mới hy vọng đi được trọn vẹn con đường lớn của mình. Đây là hạnh phúc đối với người làm báo như tôi", ông Quân nhấn mạnh.

Moskva không quên những kỷ niệm

Đối với những người thuộc thế hệ nhà báo Trần Văn Quân, đặc biệt là những sinh viên học khoa Văn, tình yêu nước Nga, văn hoá Nga và cả con người Nga thật rộng lớn. Tình yêu đó lan tỏa rất tự nhiên, vượt ra ngoài cái ý hiểu thường tình.

“Khi được chọn sang làm chuyên gia cho Ban Tiếng Việt tại Đài phát thanh Moskva, tôi rất háo hức. Với tôi không chỉ là cơ hội xuất ngoại mà cái chính là cơ hội được "thẩm thấu” xã hội Nga. Điều đó với tôi là quan trọng nhất. Tất cả những gì tôi có về mặt kiến thức, tình cảm … đều được trải nghiệm cụ thể", nhà báo Trần Văn Quân hồi tưởng.

Nhà báo Trần Văn Quân trong thời gian công tác tại Moskva (1986-1990), Liên bang Nga
Với ông, quãng thời gian sống và làm việc tại Moskva là thời đoạn đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mình. Ông đã đi nhiều nhất có thể, kể cả nơi khó đến nhất trên đất nước Nga.

“Tôi có cơ hội được "lặn ngụp” trong cuộc sống Nga, được biết thế nào là mùa thu vàng, dương liễu, bạch dương, biết thế nào là bờ đá trên dòng sông Moskva, thế nào là ngôi nhà gỗ của người nông dân Nga….Tất cả điều đó không còn là tưởng tượng trong văn học Nga mà tôi được học nữa", ông Quân cho biết.

Chuyên gia Việt và chương trình phát thanh trực tiếp

Từ năm 1986 đến 1990, nhà báo Trần Văn Quân làm việc tại Ban Tiếng Việt, Đài Phát thanh Moskva, với tư cách là chuyên gia để giúp các bạn Nga về vấn đề Việt Nam học và xây dựng các chương trình cho người Việt Nam. Nhà báo kể:

“Tôi may mắn được chọn là một trong những người thí điểm chương trình đối thoại trực tiếp trên sóng, phát 2 buổi/tuần. Đây là chương trình không chỉ khó về mặt nghiệp vụ, mà còn khó về mặt lập trường, quan điểm và nhận thức".

Một số bài thơ của nhà báo Trần Văn Quân về nước Nga
Theo đó, phóng viên của Ban Tiếng Việt và chuyên gia Việt Nam sẽ đối thoại trực tiếp trên sóng về một vấn đề Ban chọn, không có kịch bản trước về các vấn đề nóng lúc đó như Cải tổ hay quan hệ Việt-Xô.

“Đối thoại trực tiếp đòi hỏi người phóng viên phải hiểu biết, nhưng quan trọng nhất vẫn là thái độ, lập trường và quan điểm. Vì chúng ta làm báo trong một môi trường có khuôn khổ. Nếu phát ngôn sai lệch sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường”, nhà báo chỉ ra.

Một số bài thơ về Moskva của nhà báo Trần Văn Quân
Chương trình Đối thoại trực tiếp được đánh giá rất cao và mở ra hướng phát triển mới cho Đài phát thanh Moskva. Nhà báo cho biết thêm:
“Kỷ niệm đáng nhớ tiếp theo là trong quá trình làm việc tại Moskva, tôi có cơ hội được đi thực tế với các đồng nghiệp Nga đến những “ốp” (oбщежитие) nơi công nhân người Việt Nam sinh sống. Tôi càng thêm thương những người lao động Việt, càng hiểu được cái tốt và chưa tốt của cộng đồng người Việt nơi đây".
Hội nhà báo Việt Nam yêu cầu làm rõ vụ ô tô gắn phù hiệu cơ quan báo chí

Dự báo - Tính hấp dẫn hàng đầu của báo chí

Là một nhà báo giàu kinh nghiệm, khi được hỏi về phẩm chất mà một nhà báo trẻ cần có trong thời kỳ hiện nay, ông Quân cho biết:

“Thứ nhất, các bạn trẻ mới vào nghề phải trau dồi cho mình một năng lực kiến văn (hiểu biết) sâu rộng, căn bản và thấu đáo để làm chủ được công việc và phận sự của mình, tránh sai sót và lầm lạc - điều sẽ gây ảnh hưởng đến bản thân nhà báo cũng như tòa soạn".

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam
Điều quan trọng thứ hai chính là phải biết tôn vinh bổn phận của nghề báo. Nghề báo là nghề cao quý nhưng nghiệt ngã. Có định nghĩa viết rằng: “Người làm báo, nghề báo giống như người lính gác trên cây cầu Nhà nước và Nhân dân".

“Trong mọi hoàn cảnh, bổn phận của người làm báo không chỉ nhìn, mô tả, tường thuật mà còn phải nhận ra được những gì những gì có ở trên mặt nước và cả ở dưới đáy nước. Ở đây muốn nói đến giá trị cảnh báo, dự báo. Các bạn trẻ đừng quên rằng, tính quan trọng và hấp dẫn hàng đầu của báo chí là khả năng dự báo. Dứt khoát phải tôn vinh bổn phận và chức năng đó của mình”, nhà báo nhấn mạnh.

Tổng kết 2024 và Dự báo 2025
Việt Nam trong mắt báo chí nước ngoài năm 2022
Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới sự hy sinh khi làm nghề. Nhà báo Trần Văn Quân quan niệm rằng, nếu làm báo mà chỉ mong chờ hưởng thụ thì không bao giờ có thể trở thành nhà báo chân chính, không bao giờ xã hội và quần chúng chấp nhận.

“Cuối cùng, nghề làm báo là phải dấn thân. Nếu chỉ cần ngại khó, ngại khổ hoặc chậm trong việc chọn vấn đề, đối tượng hay nơi đến ….lúc đấy người đó chỉ là "một thợ viết”, không còn là nhà báo nữa. Đây dù nghiệt ngã nhưng lại chính là cội gốc của vinh quang nghề báo”, nhà báo kết luận.

Thảo luận