https://kevesko.vn/20221231/viet-nam-trong-mat-bao-chi-nuoc-ngoai-nam-2022-20378601.html
Việt Nam trong mắt báo chí nước ngoài năm 2022
Việt Nam trong mắt báo chí nước ngoài năm 2022
Sputnik Việt Nam
Năm 2022 sắp kết thúc, theo truyền thống chúng tôi giới thiệu các các bạn bài điểm báo cuối cùng “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”. 31.12.2022, Sputnik Việt Nam
2022-12-31T06:08+0700
2022-12-31T06:08+0700
2022-12-31T06:08+0700
tổng kết 2024 và dự báo 2025
việt nam
việt nam trên báo chí nước ngoài
tác giả
quan điểm-ý kiến
kinh tế
hợp tác nga-việt
cuộc khủng hoảng ở ukraina
chiến lược phát triển kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0c/1f/20377983_0:56:1080:664_1920x0_80_0_0_47ee7afa1aaddaaff18b52cf1006946d.jpg
Trong năm nay, chúng tôi đã đọc hàng nghìn bài báo và bài phân tích dài và ngắn, sâu và hời hợt về Việt Nam trên các ấn phẩm điện tử từ khắp nơi trên thế giới, và đã giới thiệu với các bạn đọc thân yêu của chúng tôi những điều thú vị nhất trong số đó. Những bài viết và thông tin đề cập đến hầu hết mọi khía cạnh trong trong cuộc sống của Việt Nam: chính sách đối nội và đối ngoại, nền kinh tế và văn hóa, ngành giáo dục và thể thao. Trong năm khó khăn này, báo chí Nga và nước ngoài miêu tả những hình ảnh nào tiêu biểu của Việt Nam? Hãy thử vẽ những nét chính của bức chân dung này.Điều quan trọng nhất là duy trì trạng thái cân bằng quyền lựcViệt Nam là một quốc gia không ngừng mở rộng và tăng cường quan hệ quốc tế. Năm nay, truyền thông Nga và nước ngoài đã đưa tin về nhiều chuyến viếng thăm của các nhân vật cao cấp Việt Nam và nước ngoài.Kể về chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đến Hoa Kỳ và quan hệ Việt - Mỹ, tờ báo uy tín của Mỹ là Foreign Policy một lần nữa nêu vấn đề nâng tầm quan hệ của Hà Nội và Washington, chuyển lên mức quy chế «đối tác chiến lược». Ấn phẩm đề xuất không đẩy nhanh thúc ép sự kiện và đạt tới mục tiêu nâng cấp quan hệ một cách dần dần, tránh gây áp lực với Việt Nam.Việt Nam đã bỏ phiếu trắng hoặc bỏ phiếu chống tất cả các nghị quyết LHQ chống lai Nga liên quan đến các sự kiện ở Ukraina. Nhưng đồng thời, quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ đang dần được cải thiện, sự đối tác Việt-Mỹ có vẻ đang phát triển thực chất hơn so với hầu hết các đối tác chiến lược chính thức.Với mục tiêu chung là kiềm chế Trung Quốc, Việt Nam rất quan trọng đối với Hoa Kỳ, và họ khó có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Hà Nội vì mua vũ khí của Nga, báo chí viết. Cuộc gặp của Ngoại trưởng Nga Lavrov với các nhà lãnh đạo Việt Nam cung cấp thêm bằng chứng cho thấy rằng, Hà Nội không có ý định từ bỏ cách tiếp cận đa phương đối với chính sách đối ngoại không liên kết, bất chấp áp lực của Mỹ nhằm thuyết phục Việt Nam chọn một bên trong cuộc chiến ở Ukraina. Lãnh đạo Việt Nam vẫn coi quan hệ đối tác với Nga là điều cần thiết đối với an ninh quốc gia.Theo The Diplomat Sự trì trệ trong quan hệ Việt-Mỹ năm nay trái ngược với sự hồi sinh của quan hệ Trung-Việt với chuyến thăm gần đây của ông Nguyễn Phú Trọng tới Bắc Kinh. Theo các chuyên gia, họ ám chỉ Hoa Kỳ. Nhiều chuyên gia cho rằng, Hà Nội cần sự đảm bảo an ninh từ phía Hoa Kỳ để được bảo vệ khỏi sự hung hăng của Trung Quốc, nhưng, quan điểm như vậy thể hiện sự thiếu hiểu biết về cách thức hoạt động của cán cân quyền lực. Ngược lại, chỉ khi có quan hệ Trung-Việt thân thiện thì Hà Nội mới có thể giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh một cách hòa bình và tránh xung đột không cần thiếtVật cản lớn nhất của tiến trình phát triển xã hộiBan lãnh đạo Việt Nam nhận thức được tác hại của tham nhũng đối với sự phát triển của đất nước và đang kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tệ nạn này. Tin tức về điều tra, xét xử các đại án tham nhũng luôn được đưa lên các phương tiện truyền thông nước ngoài.Tờ East Asia Forum ghi nhận rằng từ năm 2020 đến năm 2021, đất nước đã đạt thành công lớn trong cuộc chiến chống tệ nạn này và trong danh sách toàn cầu về mức độ tham nhũng, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 87 từ vị trí thứ 104 (mức độ tham nhũng càng cao thì thứ bậc trong danh sách càng thấp). Từ đầu chiến dịch chống tham nhũng năm 2013 cho đến năm 2022, hàng chục nghìn đảng viên cộng sản đã bị kỷ luật hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự trong các vụ án tham nhũng. Theo Channel News Asia, tham nhũng có thể đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ bởi vì công chúng trở nên không khoan dung hơn với nạn hối lộ. Ngoài ra, bằng cách xóa bỏ tham nhũng, Việt Nam có thể thu được nhiều lợi ích nhờ việc củng cố hình ảnh của đất nước như một quốc gia thân thiện với doanh nghiệp.Tai tiếng nhất là vụ bê bối tham nhũng tại Bộ Ngoại giao Việt Nam liên quan đến các chuyến bay giải cứu về Việt Nam trong đại dịch COVID-19 do chính phủ tài trợ. Loạt quan chức Bộ Ngoại giao đã nhận hối lộ khi tổ chức hơn 400 chuyến bay “giải cứu” người Việt Nam đang bị kẹt lại ở nước ngoài trong cơn đại dịch, mỗi chuyến bay giải cứu thì số tiền lợi nhuận ra hàng chục nghìn USD, tờ The Diplomat viết. Vụ bê bối kéo theo hàng loạt vụ bắt giữ, loạt quan chức bị khiển trách, bị khai trừ đảng. Bản thân Bộ trưởng Ngoại giao bị đề nghị kỷ luật. COVID-19 hóa ra lại là “mỏ vàng” cho các quan chức. Ví dụ, những quan chức liên quan đến vụ mua sản phẩm kit test COVID-19 đắt đỏ đã bị trừng phạt. Kế hoạch này đã mang lại khoảng 172 triệu USD cho những người tham gia.Khẳng định vị thế và uy tín quốc tế của Việt NamNhiều bài viết về Việt Nam nhấn mạnh rằng, đất nước này chiếm vị trí hàng đầu trong những bảng xếp hạng khác nhau liên quan đến kinh tế và lĩnh vực xã hội.Trong chừng mực các công ty toàn cầu cố gắng đa phương hóa và nâng cao sức bền vững của chuỗi cung ứng, giảm bớt độ lệ thuộc vào một nước, Việt Nam đã trở thành điểm đến cơ bản hàng đầu dành cho đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nhờ ở vị trí chiến lược và lợi thế về giao hàng, khả năng cạnh tranh về lực lượng lao động và chi phí sản xuất. Các doanh nhân Canada cho rằng Việt Nam là môi trường tuyệt hảo khai sinh ý tưởng ứng nghiệm đổi mới sáng tạo, bởi nền văn hóa Việt Nam tạo ra những con người với ý chí kinh doanh cao, nuôi hoài bão không những trở thành người giỏi mà còn phải là ở tầm kỳ vĩ. Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất với nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm tiềm năng khoảng 5,1%, Việt Nam sẽ thuộc top 10 nền kinh tế lớn của thế giới vào năm 2050.Việt Nam đã đạt được những thành công rực rỡ trong việc phục hồi sau đại dịch COVID-19. Việt Nam đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng Chỉ số phục hồi COVID-19 được trang Nikkei Asian Review công bố vào tháng 5. Chỉ số này đánh giá các quốc gia và vùng lãnh thổ về khả năng quản lý dịch bệnh, triển khai vaccine và mức độ tự do trong di chuyển. Xin nhắc lại rằng, vào năm 2021, Nikkei đã xếp Việt Nam cuối bảng về chỉ số phục hồi COVID-19. Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc. Việt Nam cũng đang nổi lên như một trung tâm sản xuất mới bên ngoài Trung Quốc cho nhiều công ty CNTT cấp 1. Theo công trình nghiên cứu của công ty tài chính Robocash Financial, Việt Nam đã trở thành quốc gia phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực kinh tế - xã hội ở Đông Nam Á, cũng như đứng đầu bảng xếp hạng uy tín về số hóa doanh nghiệp.Vietnam Briefing cho biết thông tin thú vị rằng Việt Nam thuộc số 15 quốc gia trên thế giới có tỷ lệ phụ nữ đi làm cao nhất, cụ thể là 47,3%, OpenGovAsia ghi nhận rằng Việt Nam là một trong những nước có lượng truy cập Internet cao nhất và giá cước Internet thấp nhất thế giới.Tháng Giêng World Bank dự đoán nhịp độ tăng trưởng GDP năm 2022 là 6,7%. Tháng Bảy Bloomberg viết rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 sẽ vượt kế hoạch, bởi vì tăng trưởng GDP quý II/2022 đạt 7,72%, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ nhờ quyết định của chính phủ cung cấp gói hỗ trợ 15 tỷ USD nhằm kích thích, phục hồi nền kinh tế và chính sách tiền tệ nới lỏng, điều đó đã giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của đất nước. Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến thay thế hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thương mại bị gián đoạn do Trung Quốc khóa cửa, chiến tranh ở Ukraina và mối quan hệ căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington. Newsclick cho biết rằng, các công ty Đan Mạch đang mở rộng “dấu chân” ở Việt Nam trong khi đất nước này nhanh chóng leo lên nấc thang giá trị gia tăng và trở thành trung tâm sản xuất công nghệ chính.Quỹ Tiền tệ Quốc tế lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trái ngược với sự chậm lại ở các nước châu Á khác. Trong khi đó, mức lạm phát tương đối thấp cũng là một ngoại lệ đối với quy luật chung trong khu vực. Sau khi nới lỏng các hạn chế liên quan đến dịch COVID-19, nền kinh tế phục hồi nhanh chóng, chính sách tài khóa hỗ trợ của chính phủ đi kèm với sản lượng cao và sự phục hồi của thương mại bán lẻ và ngành du lịch. Kết quả là vào tháng Chín Quỹ Tiền tệ quốc tế đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 7% trong năm 2022, mức tăng đáng kể duy nhất trong số các nền kinh tế lớn nhất châu Á. Theo các chuyên gia của Ngân hàng, thành công của Việt Nam là sự kết hợp của các biện pháp ngăn chặn COVID-19 hiệu quả, lợi thế về nhân khẩu học và vị trí đặc quyền của đất nước trong cơ cấu nền kinh tế khu vực và thế giới.Nhưng từ tháng Mười xuết khẩu của Việt Nam bắt đầu giảm. Tháng Chạp Reuters đưa tin, rằng sản lượng hàng điện tử tiêu dùng trong tháng 11 đã rớt gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 11 đã giảm 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tờ Bangkok Post cho biết rằng, thị trường chứng khoán và tiền tệ Việt Nam đang trải qua năm tồi tệ nhất kể từ năm 2008. Tuy nhiên, tình hình trong lĩnh vực bất động sản thậm chí còn đáng lo ngại hơn do các biện pháp chống tham nhũng ngày càng mở rộng.Bảo vệ môi trường sinh tháiTrong bối cảnh nền kinh tế phát triển nhanh chóng, bảo vệ môi trường sinh thái là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với Việt Nam.Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của đất nước trong vài thập kỷ qua đã kèm theo hệ luỵ là ô nhiễm nguồn nước, tiêu hao phần đáng kể động vật hoang dã, tính đa dạng sinh học biển và nghề cá gần như tuyệt chủng. Trên bảng xếp hạng môi trường toàn cầu, Việt Nam đứng thứ 141 trong 180 nước, - tác giả bài báo nhắc nhở và kể về sáng kiến sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả để giáo dục đại chúng về thảm họa môi trường - Geopolitical Monitor viết. Còn tạp chí Mongabay kêu về nạn buôn bán động vật hoang dã cũng như về việc buôn bán, tiêu thụ thịt chó.Quốc gia lý tưởng nhất khi đi du lịchViệt Nam là một đất nước với thiên nhiên tuyệt đẹp, nền văn hóa phong phú và vô số danh lam thắng cảnh, nhờ đó quốc gia này đã lọt top xếp hạng du lịch thế giới.Nhiều báo và tạp chí giới thiệu khách sạn và khu nghỉ dưỡng mới của công ty nổi tiếng trên thế giới như Marriott, Hilton, Waldorf Astoria, v.v.Ấn bản bằng tiếng khác nhau giới thiệu nhiều điểm du lịch đa dạng ở Việt Nam: Lễ hội đèn lồng Hội An và Cầu Bàn Tay Trên Đỉnh Bà Nà, du thuyền ăn tối sông Sài Gòn ở Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng tranh 3D Artinus, Trang trại ong mật Phú Quốc, Khu di tích địa đạo Củ Chi và cuối cùng là sự đa dạng và hương vị độc đáo của ẩm thực đường phố Việt Nam.Đây là các chủ đề chính về Việt Nam được phản ánh rộng rãi nhất trên báo chí Nga và nước ngoài trong năm 2022. Chúng tôi hy vọng rằng người dân Việt Nam sẽ vượt qua mọi khó khăn và sẽ giải quyết thành công các vấn đề trong năm 2023 sắp tới. Nhân dịp năm mới, xin chúc mỗi người dân Việt Nam có những thành công mới, thịnh vượng và hoàn thành những kế hoạch đầy tham vọng.
https://kevesko.vn/20221230/hien-tuong-chua-tung-co-trong-20-nam-xuat-hien-kinh-te-viet-nam-nguoc-dong-thanh-cong-20373148.html
https://kevesko.vn/20221230/nam-2023-voi-viet-nam-va-asean-that-lung-buoc-bung-cung-nhau-vuot-qua-20365235.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0c/1f/20377983_60:0:1020:720_1920x0_80_0_0_da4a27edecd13bc9da13f6f2579afebe.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
việt nam, việt nam trên báo chí nước ngoài, tác giả, quan điểm-ý kiến, kinh tế, hợp tác nga-việt, cuộc khủng hoảng ở ukraina, chiến lược phát triển kinh tế
việt nam, việt nam trên báo chí nước ngoài, tác giả, quan điểm-ý kiến, kinh tế, hợp tác nga-việt, cuộc khủng hoảng ở ukraina, chiến lược phát triển kinh tế
Trong năm nay, chúng tôi đã đọc
hàng nghìn bài báo và bài phân tích dài và ngắn, sâu và hời hợt về Việt Nam trên các ấn phẩm điện tử từ khắp nơi trên thế giới, và đã giới thiệu với các bạn đọc thân yêu của chúng tôi những điều thú vị nhất trong số đó. Những bài viết và thông tin đề cập đến hầu hết mọi khía cạnh trong trong cuộc sống của Việt Nam: chính sách đối nội và đối ngoại, nền kinh tế và văn hóa, ngành giáo dục và thể thao. Trong năm khó khăn này, báo chí Nga và nước ngoài miêu tả những hình ảnh nào tiêu biểu của Việt Nam? Hãy thử vẽ những nét chính của bức chân dung này.
Điều quan trọng nhất là duy trì trạng thái cân bằng quyền lực
Việt Nam là một quốc gia không ngừng mở rộng và tăng cường quan hệ quốc tế. Năm nay, truyền thông Nga và nước ngoài đã đưa tin về nhiều chuyến viếng thăm của các nhân vật cao cấp Việt Nam và nước ngoài.
Kể về chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đến Hoa Kỳ và quan hệ Việt - Mỹ, tờ báo uy tín của Mỹ là Foreign Policy một lần nữa nêu vấn đề nâng tầm quan hệ của Hà Nội và Washington, chuyển lên mức quy chế «đối tác chiến lược». Ấn phẩm đề xuất không đẩy nhanh thúc ép sự kiện và đạt tới mục tiêu nâng cấp quan hệ một cách dần dần, tránh gây áp lực với Việt Nam.
Việt Nam đã bỏ phiếu trắng hoặc bỏ phiếu chống tất cả các nghị quyết LHQ chống lai Nga liên quan đến
các sự kiện ở Ukraina. Nhưng đồng thời, quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ đang dần được cải thiện, sự đối tác Việt-Mỹ có vẻ đang phát triển thực chất hơn so với hầu hết các đối tác chiến lược chính thức.Với mục tiêu chung là kiềm chế Trung Quốc, Việt Nam rất quan trọng đối với Hoa Kỳ, và họ khó có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Hà Nội vì mua vũ khí của Nga, báo chí viết.
Cuộc gặp của Ngoại trưởng Nga Lavrov với các nhà lãnh đạo Việt Nam cung cấp thêm bằng chứng cho thấy rằng, Hà Nội không có ý định từ bỏ cách tiếp cận đa phương đối với chính sách đối ngoại không liên kết, bất chấp áp lực của Mỹ nhằm thuyết phục Việt Nam chọn một bên trong cuộc chiến ở Ukraina. Lãnh đạo Việt Nam vẫn coi quan hệ đối tác với Nga là điều cần thiết đối với an ninh quốc gia.
Theo
The Diplomat Sự trì trệ trong quan hệ Việt-Mỹ năm nay trái ngược với sự hồi sinh của quan hệ Trung-Việt với
chuyến thăm gần đây của ông Nguyễn Phú Trọng tới Bắc Kinh. Theo các chuyên gia, họ ám chỉ Hoa Kỳ. Nhiều chuyên gia cho rằng, Hà Nội cần sự đảm bảo an ninh từ phía Hoa Kỳ để được bảo vệ khỏi sự hung hăng của Trung Quốc, nhưng, quan điểm như vậy thể hiện sự thiếu hiểu biết về cách thức hoạt động của cán cân quyền lực. Ngược lại, chỉ khi có quan hệ Trung-Việt thân thiện thì Hà Nội mới có thể giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh một cách hòa bình và tránh xung đột không cần thiết
Vật cản lớn nhất của tiến trình phát triển xã hội
Ban lãnh đạo Việt Nam nhận thức được tác hại của tham nhũng đối với sự phát triển của đất nước và đang kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tệ nạn này. Tin tức về điều tra, xét xử các đại án tham nhũng luôn được đưa lên các phương tiện truyền thông nước ngoài.
Tờ East Asia Forum ghi nhận rằng từ năm 2020 đến năm 2021, đất nước đã đạt thành công lớn trong cuộc chiến chống tệ nạn này và trong danh sách toàn cầu về mức độ tham nhũng, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 87 từ vị trí thứ 104 (mức độ tham nhũng càng cao thì thứ bậc trong danh sách càng thấp). Từ đầu chiến dịch chống tham nhũng năm 2013 cho đến năm 2022, hàng chục nghìn đảng viên cộng sản đã bị kỷ luật hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự trong các vụ án tham nhũng. Theo Channel News Asia, tham nhũng có thể đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ bởi vì công chúng trở nên không khoan dung hơn với nạn hối lộ. Ngoài ra, bằng cách xóa bỏ tham nhũng, Việt Nam có thể thu được nhiều lợi ích nhờ việc củng cố hình ảnh của đất nước như một quốc gia thân thiện với doanh nghiệp.
Tai tiếng nhất là vụ bê bối tham nhũng tại Bộ Ngoại giao Việt Nam liên quan đến các chuyến bay giải cứu về Việt Nam trong
đại dịch COVID-19 do chính phủ tài trợ. Loạt quan chức Bộ Ngoại giao đã nhận hối lộ khi tổ chức hơn 400 chuyến bay “giải cứu” người Việt Nam đang bị kẹt lại ở nước ngoài trong cơn đại dịch, mỗi chuyến bay giải cứu thì số tiền lợi nhuận ra hàng chục nghìn USD, tờ
The Diplomat viết. Vụ bê bối kéo theo hàng loạt vụ bắt giữ, loạt quan chức bị khiển trách, bị khai trừ đảng. Bản thân Bộ trưởng Ngoại giao bị đề nghị kỷ luật. COVID-19 hóa ra lại là “mỏ vàng” cho các quan chức. Ví dụ, những quan chức liên quan đến vụ mua sản phẩm kit test COVID-19 đắt đỏ đã bị trừng phạt. Kế hoạch này đã mang lại khoảng 172 triệu USD cho những người tham gia.
30 Tháng Mười Hai 2022, 19:47
Khẳng định vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam
Nhiều bài viết về Việt Nam nhấn mạnh rằng, đất nước này chiếm vị trí hàng đầu trong những bảng xếp hạng khác nhau liên quan đến kinh tế và lĩnh vực xã hội.
Trong chừng mực các công ty toàn cầu cố gắng đa phương hóa và nâng cao sức bền vững của chuỗi cung ứng, giảm bớt độ lệ thuộc vào một nước, Việt Nam đã trở thành điểm đến cơ bản hàng đầu dành cho đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nhờ ở vị trí chiến lược và lợi thế về giao hàng, khả năng cạnh tranh về lực lượng lao động và chi phí sản xuất. Các doanh nhân Canada cho rằng Việt Nam là môi trường tuyệt hảo khai sinh ý tưởng ứng nghiệm đổi mới sáng tạo, bởi nền văn hóa Việt Nam tạo ra những con người với ý chí kinh doanh cao, nuôi hoài bão không những trở thành người giỏi mà còn phải là ở tầm kỳ vĩ. Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất với
nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm tiềm năng khoảng 5,1%, Việt Nam sẽ thuộc top 10 nền kinh tế lớn của thế giới vào năm 2050.
Việt Nam đã đạt được những thành công rực rỡ trong việc phục hồi sau đại dịch COVID-19. Việt Nam đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng Chỉ số phục hồi COVID-19 được trang Nikkei Asian Review công bố vào tháng 5. Chỉ số này đánh giá các quốc gia và vùng lãnh thổ về khả năng quản lý dịch bệnh, triển khai vaccine và mức độ tự do trong di chuyển. Xin nhắc lại rằng, vào năm 2021, Nikkei đã xếp Việt Nam cuối bảng về chỉ số phục hồi COVID-19. Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc. Việt Nam cũng đang nổi lên như một trung tâm sản xuất mới bên ngoài Trung Quốc cho nhiều công ty CNTT cấp 1. Theo công trình nghiên cứu của công ty tài chính Robocash Financial, Việt Nam đã trở thành quốc gia phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực kinh tế - xã hội ở Đông Nam Á, cũng như đứng đầu bảng xếp hạng uy tín về số hóa doanh nghiệp.
Vietnam Briefing cho biết thông tin thú vị rằng Việt Nam thuộc số 15 quốc gia trên thế giới có tỷ lệ phụ nữ đi làm cao nhất, cụ thể là 47,3%, OpenGovAsia ghi nhận rằng Việt Nam là một trong những nước có lượng truy cập Internet cao nhất và giá cước Internet thấp nhất thế giới.
Tháng Giêng World Bank dự đoán nhịp độ tăng trưởng GDP năm 2022 là 6,7%. Tháng Bảy Bloomberg viết rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 sẽ vượt kế hoạch, bởi vì tăng trưởng GDP quý II/2022 đạt 7,72%, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ nhờ quyết định của chính phủ cung cấp gói hỗ trợ 15 tỷ USD nhằm kích thích, phục hồi nền kinh tế và chính sách tiền tệ nới lỏng, điều đó đã giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của đất nước. Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến thay thế hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thương mại bị gián đoạn do Trung Quốc khóa cửa, chiến tranh ở Ukraina và mối quan hệ căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington. Newsclick cho biết rằng, các công ty Đan Mạch đang mở rộng “dấu chân” ở Việt Nam trong khi đất nước này nhanh chóng leo lên nấc thang giá trị gia tăng và trở thành trung tâm sản xuất công nghệ chính.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trái ngược với sự chậm lại ở các nước châu Á khác. Trong khi đó, mức lạm phát tương đối thấp cũng là một ngoại lệ đối với quy luật chung trong khu vực. Sau khi nới lỏng các hạn chế liên quan đến dịch COVID-19, nền kinh tế phục hồi nhanh chóng, chính sách tài khóa hỗ trợ của chính phủ đi kèm với sản lượng cao và sự phục hồi của thương mại bán lẻ và ngành du lịch. Kết quả là vào tháng Chín Quỹ Tiền tệ quốc tế đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 7% trong năm 2022, mức tăng đáng kể duy nhất trong số các nền kinh tế lớn nhất châu Á. Theo các chuyên gia của Ngân hàng, thành công của Việt Nam là sự kết hợp của các biện pháp ngăn chặn COVID-19 hiệu quả, lợi thế về nhân khẩu học và vị trí đặc quyền của đất nước trong cơ cấu nền kinh tế khu vực và thế giới.
Nhưng từ tháng Mười xuết khẩu của Việt Nam bắt đầu giảm. Tháng Chạp Reuters đưa tin, rằng sản lượng hàng điện tử tiêu dùng trong tháng 11 đã rớt gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 11 đã giảm 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tờ Bangkok Post cho biết rằng, thị trường chứng khoán và tiền tệ Việt Nam đang trải qua năm tồi tệ nhất kể từ năm 2008. Tuy nhiên, tình hình trong lĩnh vực bất động sản thậm chí còn đáng lo ngại hơn do các biện pháp chống tham nhũng ngày càng mở rộng.
Bảo vệ môi trường sinh thái
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển nhanh chóng,
bảo vệ môi trường sinh thái là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của đất nước trong vài thập kỷ qua đã kèm theo hệ luỵ là ô nhiễm nguồn nước, tiêu hao phần đáng kể động vật hoang dã, tính đa dạng sinh học biển và nghề cá gần như tuyệt chủng. Trên bảng xếp hạng môi trường toàn cầu, Việt Nam đứng thứ 141 trong 180 nước, - tác giả bài báo nhắc nhở và kể về sáng kiến sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả để giáo dục đại chúng về thảm họa môi trường - Geopolitical Monitor viết. Còn tạp chí Mongabay kêu về nạn buôn bán động vật hoang dã cũng như về việc buôn bán, tiêu thụ thịt chó.
Quốc gia lý tưởng nhất khi đi du lịch
Việt Nam là một đất nước với thiên nhiên tuyệt đẹp, nền văn hóa phong phú và vô số danh lam thắng cảnh, nhờ đó quốc gia này đã lọt top xếp hạng du lịch thế giới.
Nhiều báo và tạp chí giới thiệu khách sạn và khu nghỉ dưỡng mới của công ty nổi tiếng trên thế giới như Marriott, Hilton, Waldorf Astoria, v.v.
Ấn bản bằng tiếng khác nhau giới thiệu nhiều điểm du lịch đa dạng ở Việt Nam: Lễ hội đèn lồng Hội An và Cầu Bàn Tay Trên Đỉnh Bà Nà, du thuyền ăn tối sông Sài Gòn ở Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng tranh 3D Artinus, Trang trại ong mật Phú Quốc, Khu di tích địa đạo Củ Chi và cuối cùng là sự đa dạng và hương vị độc đáo của ẩm thực đường phố Việt Nam.
30 Tháng Mười Hai 2022, 14:50
Đây là các chủ đề chính về Việt Nam được phản ánh rộng rãi nhất trên
báo chí Nga và nước ngoài trong năm 2022. Chúng tôi hy vọng rằng người dân Việt Nam sẽ vượt qua mọi khó khăn và sẽ giải quyết thành công các vấn đề trong năm 2023 sắp tới. Nhân dịp năm mới, xin chúc mỗi người dân Việt Nam có những thành công mới, thịnh vượng và hoàn thành những kế hoạch đầy tham vọng.