“Ngay từ đầu cuộc xung đột, ở Ukraina, Ba Lan, Romania và các nước có chung biên giới khác đã tràn ngập các loại vũ khí mà chúng tôi cung cấp cho Ukraina để phục vụ chiến cuộc", - nhà báo Hersh tuyên bố.
Theo lời ông, nhiều chỉ huy cấp thấp đã nhận các lô hàng vũ khí rồi đem bán lại hoặc tuồn ra chợ đen chứ không dùng trang bị cho lính.
Ông nói thêm rằng phương Tây lo ngại bởi thực tế trong các món hàng vũ khí mua đi bán lại gồm cả tổ hợp tên lửa phòng không chống tên lửa (MANPADS) có khả năng bắn hạ máy bay ở độ cao lớn, thứ vũ khí tối tân này xuất hiện ở chợ đen ngay sau khi cung cấp.
Kiểm soát vũ khí ở Ukraina
Trước đó, cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ Wesley Satterwhite kêu gọi Hoa Kỳ thiết lập kiểm soát hiệu quả đối với việc tiêu thụ vũ khí cung cấp cho Ukraina để không cho vũ khí lọt ra chợ đen.
Ông Vasily Nebenzya đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc tuyên bố rằng vũ khí mà các nước bơm cho Ukraina đã chuyển sang tay bọn tội phạm có tổ chức ở địa bàn EU.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.