Họ sử dụng pháo cối tự hành Nona 120mm, hệ thống pháo này đã được phát triển ở Liên Xô dành riêng cho Lực lượng Mũ nồi xanh. Kể từ năm 1969, mũ nồi xanh là mũ truyền thống của lính dù Liên Xô, bây giờ - lính dù của Nga và Belarus.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, các đơn vị pháo binh của Lực lượng Nhảy dù thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch trong các cứ điểm với sự hỗ trợ của máy bay không người lái - máy bay trinh sát chỉ định mục tiêu và kiểm soát việc tiêu diệt mục tiêu.
Điểm độc đáo của pháo tự hành Nona là gì? Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.
Pháo tự hành Nona kết hợp sức mạnh hỏa lực của ba loại pháo truyền thống. Tên gọi Nona là từ viết tắt từ chữ đầu tiếng Nga "Khẩu pháo mặt đất mới".
Trong mấy thập kỷ cuối cùng trước sự tan rã của Liên Xô, nhờ nỗ lực của Đại tướng, Tư lệnh Lực lượng đổ bộ đường không Vasily Margelov (1908-1990), các đơn vị nhảy dù đã biến thành một lực lượng tinh nhuệ có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu quy mô lớn ở hậu phương địch. Tất nhiên, lính dù cần có loại pháo "của riêng họ" có thể được vận chuyển bằng máy bay và nhảy dù đổ bộ, di chuyển nhanh chóng và có sức mạnh hỏa lực đầy đủ.
Các hệ thống pháo tự hành cũ của Lực lượng Nhảy dù - ASU-57 và ASU-85 - không còn đáp ứng các yêu cầu này nữa. Quá trình phát triển phương tiện chiến đấu đổ bộ đường không BMD-1 đã tiến hành từ giữa những năm 1960, do đó các chuyên gia đã quyết định chế tạo một loại pháo tự hành mới trên khung gầm của nó. Nhưng, hai nguyên mẫu đầu tiên - pháo tự hành 122mm 2S2 Fialka và pháo cối tự hành 120mm 2S8 Landysh không phù hợp với lính dù. Họ cần có một loại pháo đa năng.
Pháo cối tự hành "Nona-SVK"
© Sputnik
Vào giữa những năm 1970, Lực lượng Nhảy dù đã được trang bị xe bọc thép chở quân đổ bộ đường không bánh xích BTR-D hoàn toàn hợp nhất với BMD, nhưng có khung gầm dài hơn (và do đó, tải trọng lớn hơn). Đồng thời, các kỹ sư từ khu vực Matxcơva và từ thành phố Perm (vùng Ural), dưới sự hướng dẫn của các nhà thiết kế xuất sắc Avenir Novozhilov (1927-2003) và Yuri Kalachnikov (1928-1998) đã tạo ra pháo cối bán tự động 120mm 2A51 với nòng pháo dài 24,2 caliber cho đạn "không hộp".
Hai mẫu thiết bị quân sự này đã giúp phát triển hệ thống pháo cối tự hành vạn năng cho Lực lượng Nhảy dù: loại pháo tự hành có thể được vận chuyển bằng máy bay, đổ bộ đường không, lội nước. Nó được đưa vào sử dụng năm 1981 với tên 2S9 Nona. Pháo tự hành Nona lần đầu tiên được xuất hiện trước công chúng vào năm 1985 trong Lễ duyệt binh kỷ niệm 40 năm Chiến thắng chủ nghĩa phát xít Đức.
Những tính năng của hệ thống pháo cối tự hành Nona
Pháo tự hành Nona được thiết kế để hỗ trợ hỏa lực trực tiếp cho lực lượng nhảy dù trên chiến trường. Vì lính dù phải có khả năng chiến đấu ở mọi địa hình, Nona cũng có khả năng bắn cả theo quỹ đạo thẳng (pháo) và quỹ đạo cầu vồng (lựu) và quỹ đạo trái đạn (súng cối). Nhân tiện, pháo tự hành Nona đã tỏ ra xuất sắc trong các cuộc chiến ở Afghanistan và sau đó ở Bắc Kavkaz. Nona đã giúp giải quyết những nhiệm vụ ở vùng núi mà các loại lựu pháo khác không thể thực hiện được.
Pháo xe kéo 120 mm Nona-K (1986)
© Sputnik / Dmitry Shorkov
Việc lựa chọn chiều dài nòng pháo cũng không phải là tình cờ. Nhờ đó, lính nhảy dù có thể sử dụng những loại đạn "có trong tay vào lúc này". Pháo tự hành Nona tương thích với tất cả các loại đạn cối 120mm do Liên Xô, Nga và Trung Quốc sản xuất, cũng như các loại đạn 120mm theo tiêu chuẩn NATO của Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Israel. Ngoài ra, pháo Nona có thể bắn được các loại đạn phân mảnh và tích lũy có sức nổ cao, đạn thông thường và phản ứng chủ động, cũng như đạn Kitolov-2 với đầu laser dẫn đường.
Pháo Nona khai hỏa từ vị tri cố định, việc cung cấp đạn được thực hiện cả từ cơ số đạn của pháo và từ bên ngoài- "từ mặt đất". Pháo Nona có thể nâng và hạ từ - 70° theo chiều ngang và từ -4° đến +80° theo chiều dọc. Tầm bắn - 0,04 - 12,8 km. Tốc độ bắn - 6-8 phát/phút. Trọng lượng chiến đấu của xe chỉ 8 tấn. Động cơ diesel 240 mã lực có thể tăng tốc lên 60 km/h trên cạn và 9 km/h trên mặt nước. Hành trình dự trữ -500 km. Kíp chiến đấu - 4 người.
Cơ sở cho sự phát triển các loại pháo mới
Hiệu quả chiến đấu cao của "pháo đổ bộ" dẫn đến việc tạo ra các phiên bản sửa đổi của nó dành cho cả Lực lượng Nhảy dù, Thủy quân lục chiến và Lực lượng Mặt đất: pháo tự hành bánh xích 2S9-1 Sviristelka, pháo tự hành bánh lốp 2S23 Nona-SVK (trên cơ sở xe thiết giáp chở quân BTR-80) và pháo kéo 2B16 Nona-K.
Đến nay, pháo tự hành đổ bộ Nona đã trải qua hai lần nâng cấp. Rõ ràng, trong khu vực chiến dịch quân sự đặc biệt, lính dù Nga sử dụng những sửa đổi mới nhất của nó.
Nhân tiện, hai phiên bản sửa đổi của pháo Nona 120mm - pháo tự hành bánh lốp Nona-SVK và súng cối bán tự động nạp bằng đuôi Nona-M1 được cung cấp để xuất khẩu.