"Việc suy giảm vị thế của Mỹ trong thương mại quốc tế là kết quả khách quan của diễn biến cạnh tranh thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, dưới áp lực đó Mỹ bắt đầu thực hiện chủ nghĩa bảo hộ thương mại và thúc đẩy làn sóng "chống toàn cầu hóa", - bài báo viết.
Theo CCTV, việc vị thế của Mỹ trong thương mại quốc tế suy yếu đồng nghĩa với việc đồng đô la Mỹ mất đi tính không thể thay thế được, còn với các biện pháp bảo hộ của mình Washington chỉ khiến các nước khác đẩy mạnh việc giảm bớt sử dụng đồng tiền của Mỹ.
Tuy nhiên Hoa Kỳ không rút ra được “bài học” nào từ việc mức dự trữ tài sản thế giới bằng USD bị suy giảm bắt đầu từ năm 2017, và dựa vào vị thế thống trị của mình họ còn đi xa hơn và biến hệ thống tài chính thành một thứ "vũ khí".
“Vào tháng 2/2022 Hoa Kỳ tuyên bố sẽ cấm một số ngân hàng Nga sử dụng hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Tuy nhiên, ngay cả tác động của “quả bom tài chính” này cũng không khiến Nga sụp đổ - nước này đã chuẩn bị từ lâu để thoát khỏi đồng đô la”, - bài báo của CCTV lưu ý.
Nhiều quốc gia tuy không dám hành động công khai vì sợ bị Washington trừng phạt đã nhận ra ít nhất hai điều.
"Thứ nhất, tài sản dự trữ bằng USD là quả bom hẹn giờ mà Mỹ có thể sử dụng để tấn công các quốc gia khác bất cứ lúc nào. Thứ hai, có thể vượt qua được sự trả thù của Mỹ", - tài liệu viết.
Do đó các quốc gia sẽ tăng cường quyền tự chủ và tích cực tìm cách đa dạng hóa tài sản để đảm bảo an ninh kinh tế của chính họ.
"Lớp giấy cuối cùng” bảo hộ đồng đô la đã bị chọc thủng và quá trình phi đô la hóa đã bao trùm khắp hành tinh", - CCTV tóm tắt.