Sinh viên đến từ Việt Nam: "Tôi muốn trở thành cầu nối giữa Nga và Việt Nam"

Tuần lễ Việt Nam do Ngôi nhà Nga về Hợp tác Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế tổ chức đã bế mạc tại Moskva.
Sputnik
Open Mic đã được tổ chức để các sinh viên Việt Nam (đang theo học và đã tốt nghiệp) có cơ hội nói về trải nghiệm sống và học tập của họ tại Nga. Ngoài ra, trong ngày bế mạc chuỗi sự kiện, khách tham quan còn được mời tham gia các lớp học đúc ấn triện, luyện thư pháp, làm quạt và thưởng thức ẩm thực Việt Nam. Cuối ngày bế mac và kết thúc tuần còn có chương trình biểu diễn những tiết mục truyền thống của Việt Nam.

Tọa đàm Open Mic

Tọa đàm Open Mic là cơ hội để sinh viên chia sẻ ấn tượng về cuộc sống ở Nga, trải nghiệm của họ về cách họ đối mặt với những khó khăn, kể cả trong việc học tiếng Nga. Phóng viên Sputnik Vietnam đã nói chuyện với một số người tham gia Open Mic và tìm hiểu động lực thúc đẩy họ tham gia cuộc tọa đàm và điều họ muốn chia sẻ với những người khác.
Tuần lễ Việt Nam do Ngôi nhà Nga về Hợp tác Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế tổ chức đã bế mạc tại Moskva.
Trả lời phỏng vấn Sputnik, sinh viên năm nhất Đại học Kinh tế Nga mang tên Plekhanov Nguyễn Mỹ Phương chia sẻ sở thích, giao tiếp và môi trường giúp ích nhiều như thế nào trong việc học tiếng Nga.

"Khi tôi nhìn thấy thông báo (về tọa đàm Open Mic), tôi nghĩ rằng mình có điều gì đó muốn kể về quá trình học tập của mình ở Nga cho những người mới đến. Tôi chứng kiến các bạn ấy lo lắng và ngại nói chuyện với người Nga như thế nào. Tôi muốn hỗ trợ và động viên họ", - Nguyễn Mỹ Phương nói.

Tuần lễ Việt Nam do Ngôi nhà Nga về Hợp tác Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế tổ chức đã bế mạc tại Moskva.
Theo Nguyễn Mỹ Phương, Nga là một trong những quốc gia tốt nhất để học đại học, tuy tiếng Nga rất khó, nhưng nếu chọn đúng phương pháp thì việc học thứ ngôn ngữ này sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

"Lúc đầu, tiếng Nga có vẻ đáng sợ, nhưng khi tôi bắt đầu học nó thì không còn đáng sợ nữa, và có chỗ còn dễ hơn cả tiếng Anh. Tất nhiên, bạn cần chú ý đến ngữ pháp, nhưng nếu bạn rèn luyện nó và quan trọng nhất là giao tiếp thường xuyên hơn, thì mọi thứ sẽ ổn thôi!" - Nguyễn Mỹ Phương chia sẻ.

Tuần lễ Việt Nam do Ngôi nhà Nga về Hợp tác Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế tổ chức đã bế mạc tại Moskva.
Một trong những người tổ chức sự kiện, nghiên cứu sinh Trần Đức Tùng, thành viên ban hoạt động quốc tế của trường đại học kinh tế Nga mang tên Plekhanov cũng phát biểu tại buổi tọa đàm Open Mic. Trong bài phát biểu của mình, Trần Đức Tùng lưu ý rằng kể từ năm 2021, Nga đã tăng số lượng chỉ tiêu phân bổ cho sinh viên Việt Nam lên đến 1000 suất.

"Tôi quyết định đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển quan hệ Nga-Việt, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Tôi muốn trở thành cầu nối, tôi muốn giới thiệu với những người bạn Việt Nam của mình về nước Nga để họ hiểu biết về đất nước này, suy nghĩ và quyết định đến đây du học", - Trần Đức Tùng chia sẻ.

Tuần lễ Việt Nam do Ngôi nhà Nga về Hợp tác Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế tổ chức đã bế mạc tại Moskva.
Mặc dù có nhiều quốc gia để lựa chọn đi du học, Trần Đức Tùng vẫn tin rằng người Việt Nam có tình cảm nồng ấm với nước Nga, vì Nga duy trì truyền thống giáo dục đại học rất tốt:

"Lĩnh vực nghiên cứu khoa học rất phát triển ở Nga. Nhiều người Việt Nam đã học ở đây trong các chuyên ngành khác nhau, và họ trở thành những nhà nghiên cứu hiện đang mang lại lợi ích và phát triển cho đất nước của mình", - người đối thoại của Sputnik Vietnam kết luận.

Tuần lễ Việt Nam do Ngôi nhà Nga về Hợp tác Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế tổ chức đã bế mạc tại Moskva.
Thảo luận