Mong muốn của Mỹ
"Ý kiến này không chỉ dựa trên các sự kiện trong những ngày gần đây, khi máy bay không người lái bị bắn hạ trên điện Kremlin, mà còn dựa trên toàn bộ hệ thống quan hệ, nếu có thể gọi đó là quan hệ. Hoa Kỳ hoàn toàn không nghe thấy Điện Kremlin. Giọtnước cuối cùng tràn ly cho thấy rõ ràng Hoa Kỳ không muốn lắng nghe Nga là khi họ bắt đầu coi thường các đảm bảo an ninh được đề xuất, sau đó cuộc khủng hoảng Ukraina nổ ra, rồi Hoa Kỳ không đưa ra bất kỳ kết luận nào mà bắt đầu cung cấp vũ khí cho Kiev, bắt đầu thuyết phục tất cả các nước tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraina, lôi kéo họ vào chính sách trừng phạt đối đầu, một số thế lực ở Washington có mong muốn đưa thế giới đến bờ vực của một cuộc đụng độ hạt nhân", - Denis Baturin tin tưởng.
Vực thẳm cho nhân loại
"Điều này đe dọa một cuộc xung đột hạt nhân và theo đó là sự hủy diệt Trái đất. Còn cách nào khác khi hai siêu cường hạt nhân xung đột với nhau? Một cuộc va chạm ngụ ý một mối đe dọa hiện hữu đối với bất kỳ ai trong số họ. Theo đó, điều này cũng ngụ ý tính hợp pháp của việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Tại sao Hoa Kỳ không làm gì để giữ cho mối quan hệ hai nước không bị rơi xuống vực? Vì Washington tin rằng Nga sẽ lùi bước?" - Kirill Koktysh nói trên đài phát thanh Sputnik.