Việt Nam: Dân ồ ạt đem tiền gửi ngân hàng, NHNN báo con số bất ngờ

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, chỉ tính đến cuối tháng 2/2023, tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư đã tăng lên gần 6,18 triệu tỷ đồng, vượt số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại hệ thống ngân hàng.
Sputnik
3 ngân hàng hút tiền gửi mạnh nhất là BIDV, Vietinbank và Vietcombank.

Lãi suất cao, dân ồ ạt đem tiền gửi ngân hàng

Theo số liệu Tổng phương tiện thanh toán và Tiền gửi của khách hàng tại TCTD của Ngân hàng Nhà nước, nhà điều hành cho biết, tổng tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ thức tín dụng cuối tháng 2/2023 đạt gần 11,8 triệu tỷ đồng, giảm hơn 23.800 tỷ đồng so với cuối năm 2022, tương đương giảm 0,2%.
Nguyên nhân sụt giảm được chỉ ra là đến từ nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế. Cụ thể, tiền gửi của các doanh nghiệp tại hệ thống ngân hàng đã giảm tới hơn 338.000 tỷ đồng (-5,68%) trong 2 tháng đầu năm.
Trên thực tế, việc tiền gửi của nhóm khách hàng này giảm trong những tháng đầu năm cũng không phải là chuyện hiếm do yếu tố mùa vụ Tết Nguyên đán chi trả lương, thưởng cho người lao động.
Tuy nhiên, mức giảm trong 2 tháng đầu năm 2023 là mức giảm mạnh nhất trong 3 năm gần đây, phần nào phản ánh sự khó khăn của các doanh nghiệp giai đoạn hiện nay.
Thậm chí, nhiều khách hàng đã phải đã hạn chế việc vay vốn thời điểm này do lãi suất lên cao, thay vào đó họ rút bớt tiền gửi để tài trợ cho hoạt động kinh doanh.
Ở chiều ngược lại, kể từ khi lãi suất huy động bật tăng mạnh từ cuối năm 2022, tiền nhàn rỗi của người dân liên tục chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng.
Cùng với đó, dòng tiền vào các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản cũng co hẹp lại. Xu hướng này tiếp tục diễn ra trong 2 tháng đầu năm 2023, ghi nhận lượng tiền gửi của dân cư tăng thêm hơn 314 nghìn tỷ đồng (+5,36%) và đánh dấu 15 tháng liên tiếp tăng trưởng dương.
Tuyên bố thẳng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về trường hợp của Việt Nam
Trong giai đoạn cuối năm 2022 và 3 tháng đầu năm 2023, lãi suất huy động của các ngân hàng duy trì ở mức cao tới 9-10%/năm đã thu hút mạnh người gửi tiền.
Đáng chú ý, dữ liệu của NHNN cũng cho thấy, khách hàng cũng có xu hướng chuyển tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán) sang có kỳ hạn để có lãi nhiều nhất.
Đến tháng 4, làn sóng hạ lãi suất mới bắt đầu diễn ra mạnh mẽ khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành.
Tính đến cuối tháng 2, tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư đã lên gần 6,18 triệu tỷ đồng, chính thức vượt tiền gửi của các tổ chức kinh tế (5,61 triệu tỷ).

Ngân hàng nào hút tiền gửi mạnh nhất 3 tháng đầu năm?

Theo báo cáo tài chính quý I/2023 của các ngân hàng, 10 ngân hàng có nhiều tiền gửi khách hàng nhất hiện nay nắm giữ 6.75 triệu tỷ tiền gửi khách hàng, chiếm tỷ trọng gần 78.9% trong số 27 ngân hàng.
Đáng chú ý, các ngân hàng ghi nhận hơn 8.58 triệu tỷ đồng tiền gửi khách hàng, tăng 3.6% so với đầu năm, theo báo Dân Trí. Báo cáo tài chính công bố Quý I/2023 thể hiện, tính đến ngày 31/3/2023, BIDV tạm thời dẫn đầu toàn ngành về chỉ tiêu tiền gửi khách hàng với 1,497 triệu tỷ đồng, tăng 1,6% so với hồi cuối năm ngoái.
Đứng thứ hai là Vietcombank với tổng tiền gửi đến hết năm 2022 đạt 1,281 triệu tỷ đồng. Xếp ngay sau - ở vị trí thứ ba – là Vietinbank với 1,272 triệu tỷ đồng.
4 ngân hàng yếu kém bị chuyển giao bắt buộc, Vietcombank, VPBank, MSB sẽ có biến động?
Trong khi BIDV yên vị ngôi đầu thì ở hai vị trí thứ 2 – thứ 3 này có sự hoán đổi sp với đến cuối năm 2022 khi VietinBank để mất lợi thế dẫn trước tiền gửi trong dân vào tay Vietcombank.
Thêm nữa, Quý I/2023, tiền gửi tại Vietcombank tăng 3,1% còn tại VietinBank chỉ đạt 1,9%.
Sacombank ghi nhận 478.79 nghìn tỷ tiền gửi khách hàng, tăng 5.3% so với đầu năm dẫn đầu khối tư nhân trong bảng xếp hạng. Đáng chú ý, tiền gửi có kỳ hạn là động lực chính thúc đẩy tiền gửi khách hàng tại Sacombank đi lên khi tăng hơn 28,3 nghìn tỷ trong 3 tháng đầu năm, trong khi tiền gửi không kỳ hạn giảm hơn 4 nghìn tỷ.
Trong top 5 còn có sự góp mặt của Ngân hàng Quân đội (MB) với 45.41 nghìn tỷ tiền gửi khách hàng, đạt mức tăng 0.4% so với đầu năm.
Dòng tiền gửi có kỳ hạn đóng góp chính vào tăng trưởng của MB. Trong khi đó, tiền gửi không kỳ hạn CASA giảm gần 24,7 nghìn tỷ đồng.
ACB (422,76 nghìn tỷ đồng tiền gửi), SHB (hơn 391,4 nghìn tỷ tiền gửi), Techcombank (387,3 nghìn tỷ), VPBank (331,18 nghìn tỷ), HDBank (249,8 nghìn tỷ) cũng là các nhà băng thu hút được nhiều tiền gửi khách hàng nhất trong quý I vừa qua.
Hiện trong nhóm Big 4 các ngân hàng quốc doanh chỉ còn Agribank chưa công bố báo cáo tài chính cụ thể, nhưng đến cuối năm 2022, tiền gửi tại ngân hàng này đã đạt tới 1,627 triệu tỷ đồng cao hơn BIDV ở thời điểm quý I/2023. Xét tổng, tiền gửi khách hàng tại 3 đơn vị BIDV, Vietcombank và VietinBank chiếm đến gần 50% tổng số tiền gửi khách hàng của toàn hệ thống tính đến hết ngày 31/3/2023, tương ứng đạt hơn 4 triệu tỷ đồng.
Thảo luận