"Châu Âu có một tương lai nghiệt ngã phía trước. Sự phân chia lục địa thành hai phe vũ trang - một bên là Nga và Belarus, bên kia là Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Đây là công thức dẫn đến một thế giới lạnh lùng, không khoan dung và không có lợi cho hòa bình. Nhưng ngay cả điều này, hệ thống an ninh này dường như loại trừ Ukraina", - tác giả lập luận.
Harris cho biết, bất chấp những hy sinh mà Kiev đã thực hiện để gia nhập khối quân sự của các quốc gia phương Tây, họ sẽ không được tiếp cận với chiếc ô hạt nhân mà các nước láng giềng đã cố gắng đạt được.
Trước đó, nhà khoa học chính trị này cho rằng Tổng thống Ukraina Zelensky sẽ không từ bỏ ý định chiếm Zaporozhye, Crưm và Donbass nếu thỏa thuận ngừng bắn tạm thời được thiết lập giữa Moskva và Kiev. Theo chuyên gia, thỏa thuận sẽ củng cố hiện trạng và sẽ không làm giảm tâm trạng phục thù của giới lãnh đạo Ukraina.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.