“Nhật Bản nên hiểu rằng việc câu kết quân sự với các thế lực bên ngoài và nỗ lực trở thành cường quốc quân sự sẽ dẫn đến một vụ sụp đổ nữa”, -Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời chuyên gia.
Chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng việc xích lại gần NATO đồng nghĩa với hành động leo thang phá hoại hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Kim Sul Hwa chỉ trích việc quy kết những điểm tương đồng giữa cuộc khủng hoảng Ukraina, tình hình căng thẳng xung quanh Đài Loan và tương lai có thể xảy ra của Nhật Bản và Đông Á nói chung. Theo bà, cách nói như vậy chỉ nhằm mục đích biện minh cho sự can thiệp quân sự của Liên minh Bắc Đại Tây Dương đã diễn ra từ lâu trước các sự kiện được nhắc đến ở trên.
Trước đó ngày 10/5 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết kế hoạch mở Văn phòng đại diện NATO tại Tokyo cho thấy ý định của liên minh muốn bám trụ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và xúc tiến "các định dạng lấy NATO làm trung tâm có chủ trương chống Nga và chống Trung Quốc".
Vào ngày 24 tháng 4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng Hoa Kỳ đã vạch ra lộ trình làm suy yếu chủ nghĩa đa phương ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của mình đang tạo ra các cơ chế can thiệp vào an ninh trên biển "nhằm đảm bảo lợi ích đơn phương của phương Tây tại khu vực Biển Đông".
Ngày 7/3 Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương cho biết Washington đang xúc tiến hình thành các khối xung đột trong khu vực, điều này sẽ ở đường cho việc thành lập một phiên bản NATO ở đó và phá hoạt quan hệ giữa các quốc gia châu Á.