Văn phòng NATO tại Nhật Bản: nguy cơ xung đột mới ở châu Á?

© Flickr / shinnygogoThành phố Tokyo
Thành phố Tokyo  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2023
Đăng ký
Tokyo đang xem xét việc mở văn phòng NATO tại Nhật Bản, các quan chức Nhật Bản cho biết. Động lực của Liên minh Bắc Đại Tây Dương rất đơn giản: nhu cầu tham vấn định kỳ với các đồng minh trong khu vực - Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand - trong bối cảnh mối đe dọa từ các quốc gia như Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Sputnik đã thảo luận với các chuyên gia: phải chăng điều này có nghĩa là Liên minh Bắc Đại Tây Dương dự định mở rộng sự hiện diện của mình ở châu Á - dưới hình thức một NATO toàn cầu, và Nhật Bản sẽ đóng một vai trò đáng kể trong việc tạo ra an ninh tập thể ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo người đứng đầu Phòng Hội nhập và Phát triển Á - Âu SCO thuộc Viện các nước SNG Vladimir Evseev, việc mở văn phòng NATO tại Nhật Bản không có nghĩa là nước này gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương.

“Rất có thể, đây là tín hiệu cho thấy trong vòng 2 năm tới, Nhật Bản sẽ trở thành thành viên của AUKUS. Và điều này sẽ đòi hỏi Tokyo phải tăng cường quan hệ với NATO. Chuyến thăm của Tổng thư ký Liên minh Bắc Đại Tây Dương Stoltenberg tới Nhật Bản và Hàn Quốc vào tháng 1 năm 2023 đã trở thành việc chuẩn bị để phát triển các sự kiện này.

Đây là một trong những lý do tại sao Tokyo tham gia vào các cuộc xung đột không liên quan trực tiếp đến khu vực. Chính phủ Nhật Bản hứa cung cấp hỗ trợ cho Ukraina với số tiền 5,5 tỷ đô la, đây có thể được coi là một bước đi trước để nước này gia nhập AUKUS và xác nhận ý định của Tokyo về mối quan hệ chặt chẽ hơn với NATO", - ông Vladimir Evseev nói.

Tokyo - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2023
Nhật Bản sẽ gia nhập NATO?
Tuy nhiên, về mặt chính thức NATO sẽ không mở rộng với Nhật Bản. Ý kiến ​​​​của các quốc gia thành viên khác trong Liên minh (ví dụ như Hungary) không phải lúc nào cũng trùng khớp với quan điểm của Hoa Kỳ. Và hiện nay, Pháp cũng đang cố phấn đấu để đạt được mức độ tự chủ nhất định khỏi nước Mỹ: Tổng thống Pháp Macron trước đó lưu ý cần hạn chế mức độ phụ thuộc của châu Âu vào Hoa Kỳ. Trước hết, để các quốc gia châu Âu không biến thành “chư hầu”, và EU cùng với Mỹ, Trung Quốc trở thành “cực thứ ba”, không bị lôi kéo vào các cuộc khủng hoảng “ngoài nước” trên trường quốc tế.

“Với thực tế này, việc mở rộng NATO sang châu Á là vô ích, vì sáng kiến có thể gây ra sự suy yếu hơn nữa của liên minh quân sự. Mỹ nhận thức được điều này nên khi củng cố quan hệ giữa NATO và Nhật Bản, họ dựa vào một khối phía đông riêng biệt. Cụ thể là AUKUS, - Vladimir Evseev tin tưởng. - Rốt cuộc, trong mọi trường hợp, khối liên kết được kêu gọi trở thành một tổ chức tương tự NATO ở châu Á, và sẽ hợp tác chặt chẽ với liên minh quân sự phương Tây. Hơn nữa, tiềm năng của Nhật Bản (cả về công nghệ và quân sự) vượt xa khả năng của nhiều quốc gia châu Âu. Mặc dù cần lưu ý việc Tokyo nối lại quan hệ với NATO sẽ củng cố xu hướng chống Trung Quốc trên thế giới. Trong khi nhiều quốc gia - cả châu Âu và châu Á - không hoàn toàn đồng ý với điều này".

"NATO Viễn Đông"

Về phần mình, Phó Giáo sư tại Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc trường Kinh tế cao cấp (HSE), Andrey Fesyun, tin chắc việc mở văn phòng Liên minh quân sự phương Tây tại Nhật Bản là bằng chứng rõ ràng cho thấy kế hoạch của Mỹ nhằm tạo ra cái gọi là "NATO Viễn Đông" đang được xúc tiến.
Thành phố Tokyo, Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2023
Chuyên gia: Nhật Bản sẽ không thể gia nhập NATO

“Và trong tương lai gần, bước này sẽ được tiếp nối bằng việc sáp nhập với khối NATO ở Đại Tây Dương. Kết quả là, hình thành một "vòng cung", bao trùm cả Nga và Trung Quốc cùng một lúc. Bằng chứng của những kế hoạch đang diễn ra này là việc khôi phục quan hệ thân thiện giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Khá bất ngờ, theo nghĩa đen là "trong một cú nhẩy", mối quan hệ giữa hai nước đạt đến một cấp độ chất lượng khác. Diễn ra chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc tới Nhật Bản, lên kế hoạch cho chuyến thăm dự kiến ​​của Thủ tướng Nhật Kishida tới Hàn Quốc, cũng như cuộc gặp sắp tới của họ tại hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Hiroshima. Dù trước đó, quan hệ giữa Tokyo và Seoul không tránh khỏi những cáo buộc lẫn nhau trong nhiều năm về các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, giờ đây cả hai nhà lãnh đạo đều rõ ràng tuân thủ đường lối thân Mỹ, vì vậy thời điểm văn phòng Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO sẽ được mở tại Seoul cũng không còn xa nữa”, - ông Andrei Fesyun kết luận thêm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала