Các hạn chế chống lại Nga đã gây khó khăn trong hoạt động thanh toán ngân hàng và làm gián đoạn chuỗi cung ứng vận tải, khiến thương mại song phương đang đà tăng trưởng trong nhiều năm liên tiếp giảm hơn một phần ba vào năm ngoái.
"Chúng tôi sẵn sàng thảo luận việc cùng sử dụng đồng tiền quốc gia trong thương mại, về khả năng thanh toán hàng hóa dịch vụ cũng như rút tiền mặt tại Việt Nam bằng thẻ Mir", - Ban thư ký lưu ý.
Trong các cuộc hội đàm mà ông Medvedev sẽ tiến hành với lãnh đạo Việt Nam dự kiến sẽ dành sự chú ý đặc biệt tới việc nối lại giao thông hàng không trực tiếp thường xuyên giữa Nga và Việt Nam. Đặc biệt theo kế hoạch, từ ngày 4/6 sẽ mở đường bay Irkutsk-Hà Nội do hãng hàng không IrAero khai thác.
“Ngoài ra, các công ty Nga đang tỏ ý quan tâm đến việc tham gia xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đường sắt của Việt Nam”, - Ban thư ký của ông Medvedev lưu ý.
"Vấn đề được lưu tâm đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực nhiên liệu và năng lượng, bao gồm hoạt động tại Việt Nam của các nhà điều hành kinh tế lớn của Nga trong lĩnh vực cốt lõi (Gazprom PJSC, Zarubezhneft JSC, NOVATEK PJSC), việc xây dựng các cơ sở sản xuất điện ở nước này. Thêm một chủ đề nữa là các bước đi chung trong dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân tại Việt Nam”, - Ban thư ký cho biết.
Hợp đồng thành lập Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân tại tỉnh Đồng Nai ở Việt Nam có thể được ký kết giữa Rosatom và Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam vào tháng 6, phía Nga đề xuất thực hiện việc này đúng vào dịp khánh thành tượng đài kỷ niệm một trăm năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị nguyên thủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến St. Peterburg.
Hai bên đã lựa chọn được địa điểm cho trung tâm mới, xác định cấu hình và nguồn kinh phí, cũng như phê duyệt dự án kinh tế kỹ thuật sơ bộ.
Việc xây dựng các trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân là một trong những giai đoạn chính tiến tới làm chủ các khả năng sử dụng nguyên tử vào mục đích hòa bình của những nước "mới bắt đầu" trong lĩnh vực này. Việc xây dựng các lò phản ứng nghiên cứu và/hoặc máy gia tốc, cũng như tổ hợp các phòng thí nghiệm là những yếu tố chủ yếu.
Sự hiện diện của các trung tâm như vậy sẽ cho phép các nước xây dựng những cơ sở ấy bắt đầu phát triển các công nghệ hạt nhân và ứng dụng chúng để phục vụ các nhu cầu khoa học, y học, địa chất, nông nghiệp và các lĩnh vực khác, góp phần nâng cao trình độ giáo dục và khoa học ở các nước này.
Nga sẵn sàng phục hồi việc cung cấp lúa mì cho Việt Nam
"Về hợp tác lương thực song phương, các công ty Nga sẵn sàng nối lại nguồn cung lúa mì, cũng như tăng cường xuất khẩu các sản phẩm thịt. Điều này có thể trở thành yếu tố quan trọng đảm bảo an ninh lương thực tại Việt Nam", - Ban thư ký của ông Medvedev nhấn mạnh.
Nga chiếm thị phần rất lớn trên thị trường thịt ở Việt Nam. Đây là khách hàng nước ngoài lớn nhất mua thịt lợn của Nga, chiếm gần 50% lượng xuất khẩu của Nga.
Riêng đối với lúa mì thì vừa qua việc cung cấp đã bị gián đoạn khá lâu, Tùy viên nông nghiệp của Nga tại Việt Nam Viktoria Gorshkova cho biết nước này sẵn sàng nhập lúa mì của Nga.