Cách đây đúng 50 năm, chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện thành công chiến dịch “Trở về nhà” - gần 600 người Mỹ từng ở trong các nhà tù Việt Nam từ 8 năm trở lên đã được máy bay vận tải của Không quân Hoa Kỳ đưa từ Việt Nam về nước. Hầu hết họ là phi công bay ném bom các thành phố và làng mạc của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, nhưng máy bay của họ đã bị các xạ thủ phòng không Việt Nam bắn hạ. Chẳng hạn Thượng nghị sĩ tương lai John McCain là một ví dụ như vậy.
Chiến tranh kết thúc, và chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, như một cử chỉ thiện chí, đã trao trả tất cả các tù nhân cho Mỹ. Ngày 24 tháng 5 năm 1973, Tổng thống Richard Nixon tổ chức đại tiệc đón quân nhân trở về cho 1.600 người, trong đó có 591 cựu tù binh. Ngoài ra sự kiện còn có buổi hòa nhạc với các nghệ sĩ nhạc pop nổi tiếng tham gia. Họ uống rượu sâm panh và tráng miệng bằng bánh mousse dâu tây. Bằng cách đó, Nhà Trắng hy vọng sẽ đền bù do tội lỗi của minh trước đồng bào, những người mà Mỹ đã gửi đến một cuộc chiến tranh phi nghĩa, bẩn thỉu.
Không ai muốn nhớ lại những điều tồi tệ
Và giờ đây, 50 năm sau bữa tiệc đó, các cựu chiến binh trong nhóm tù binh lại tập trung tại thư viện Richard Nixon. Tất nhiên, không phải tất cả, nhiều người đã sang thế giới khác, những người còn sống thì đã không đủ sức khỏe. Hầu hết họ đều đã ngoài 80 tuổi. Tuy nhiên, gần 200 người đã có mặt, bao gồm cả các thành viên trong gia đình họ.
Chính quyền đã cố gắng hướng sự kiện này theo ý thức hệ nhất định. Đã tổ chức cuộc triển lãm mang tên “Bị bắt. Bị bắn hạ ở Việt Nam” (Captured. Shot down in Vietnam), nơi trưng bày quần áo và đồ dùng (bát, đũa) của tù nhân. Còn tờ báo New York Post quyết định nhắc lại những gì đã xảy ra với những người Mỹ ở Việt Nam:
“50 năm trước, cơn ác mộng dài đối với các tù nhân chiến tranh, những người bị giam giữ tới 8 năm, bị tra tấn, đánh đập, bỏ đói và bị lợi dụng làm con tốt thí tuyên truyền của chế độ cộng sản, cuối cùng đã kết thúc”.
Hầu hết các cựu chiến binh đã không rơi vào “ miếng mồi câu” này. Họ không muốn chìm đắm vào những hồi ức khó chịu.
“Chúng tôi chỉ nói chuyện vui”, - Tom McNish, 86 tuổi, người đã trải qua 6,5 năm trong nhà tù Việt Nam (trong “địa ngục”,- lời của ông ) nói với máy quay TV.
Đại úy James Quincy Collins nhớ lại lần một người lính gác ngục Việt Nam mang một lon bia đến cho ông trong phòng giam.
Nhiều người nhớ lại nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội mà họ gọi đùa là khách sạn Hilton.
Mặc dù tất cả các đường phố xung quanh Thư viện Richard Nixon đều được trang trí bằng cờ Mỹ và nhiều cựu chiến binh cũng mang theo những lá cờ đó, nhưng sự kiện này không mang tính chính trị cho lắm. Có cảm giác đây là cuộc gặp gỡ của những đồng đội cũ đã trải qua những thử thách mà chính phủ đã giáng cho họ. Thậm chí ngày nay họ vui mừng vì họ không phải nằm trong số 58.000 người Mỹ khác đã chết trong chiến tranh Việt Nam. Khó có thể tự hào về trang lịch sử này của Hoa Kỳ.