Tác giả gọi ý định mở rộng NATO của Mỹ bằng bàn tay của Ukraina và Gruzia nhằm mục đích bao vây Nga ở khu vực Biển Đen là yếu tố khiêu khích đầu tiên. Nguyên nhân thứ hai là lập ra chế độ bài Nga ở Kiev vào tháng 2 năm 2014, chuyên gia chỉ rõ.
“Súng nổ ở Ukraina bắt đầu với việc lật đổ (Tổng thống Ukraina Viktor) Yanukovich cách đây 9 năm, chứ không phải vào tháng 2 năm 2022 như chính phủ Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo NATO và G7 khẳng định”, - ông Sachs nói.
Đồng thời theo ý kiến chuyên gia, Nhà Trắng đã cố ý giấu nhẹm vai trò của Mỹ trong việc gây ra xung đột ở Ukraina, để chiến sự không thể chấm dứt.
"Việc nhận ra rằng chiến tranh nổ ra do hành động khiêu khích giúp chúng ta hiểu nên làm thế nào để dừng nó lại", - chuyên gia nói.
Như nhà phân tích nhận xét, chính quyền Biden có ba lý do để giấu giếm vai trò của Mỹ trong việc khiêu khích Nga. Thứ nhất, việc thừa nhận hành vi cố ý khiêu khích để nổ ra cuộc xung đột sẽ xác nhận thực tế rằng nó có thể tránh được, còn Mỹ lẽ ra không phải chi 100 tỷ USD để hỗ trợ Ukraina, ông Sachs nhận định. Lý do thứ hai được tác giả bài báo nêu ra, đó là Biden không muốn để lộ ra vai trò cá nhân của mình trong việc lật đổ Yanukovich. Thứ ba, việc thừa nhận như vậy sẽ buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán, phá vỡ chủ trương hiện hữu muốn tiếp tục mở rộng NATO, nhà kinh tế học cho biết.
Ông Sachs nhắc lại rằng bất chấp tuyên bố của Mỹ về một cuộc xung đột "vô cớ" nổ ra, Nga đã nhiều lần cố gắng giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp ngoại giao trước khi chiến sự bắt đầu, đối mặt với việc Washington không sẵn sàng tính đến lợi ích của Moskva. Tuy nhiên như chuyên gia lưu ý, thậm chí ngày nay ngoại giao vẫn là công cụ duy nhất để giải quyết cuộc xung đột Ukraina.
"Chìa khóa dẫn đến hòa bình ở Ukraina nằm ở tiến trình đàm phán dựa trên quy chế trung lập của Ukraina và nguyên tắc không mở rộng NATO", - ông Sachs kết luận.