Cần lưu ý rằng Hy Lạp và Hungary vẫn phản đối đề xuất của Ukraina đưa một số công ty từ các nước này vào danh sách "các nhà tài trợ chiến tranh", trong khi Pháp và Đức lo ngại rằng các trường hợp "lách" lệnh trừng phạt có thể gây tổn hại đến quan hệ ngoại giao với các nước khác.
Các đại sứ EU hiện sẽ thảo luận lại về đề xuất này tại cuộc họp vào thứ Tư tới, ngày 14 tháng 6, với hy vọng đạt được thỏa thuận sau đó. Một trong những nhà ngoại giao nói rằng EU đang "tiến gần hơn" đến việc đạt được thỏa thuận về các biện pháp trừng phạt mới.
Trước đó, có thông tin cho rằng gói mới dành riêng cho cuộc chiến chống lại việc "lách" lệnh trừng phạt, cũng như các biện pháp hạn chế đối với những nước giúp đỡ Nga trong việc này.
"Cơn cuồng loạn trừng phạt"
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao và Quan hệ Kinh tế Đối ngoại Hungary, Peter Szijjarto, phát biểu tại diễn đàn hòa bình quốc tế Budapest rằng "Sự cuồng loạn trừng phạt" ở Liên minh châu Âu đang làm suy yếu khả năng cạnh tranh của khối này trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, quốc gia, ở một mức độ thấp hơn nhiều so với châu Âu, cảm nhận hậu quả của cuộc xung đột ở Ukraina.
Bộ trưởng Ngoại giao lưu ý "Liên minh châu Âu có thể tự đẩy mình vào chân tường với sự cuồng loạn trừng phạt", vốn đã làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế và gây ra mối đe dọa đối với an ninh năng lượng. Szijjarto nhắc lại các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga không đạt được mục tiêu và không dẫn đến chấm dứt xung đột ở Ukraina, mà chỉ gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong nền kinh tế châu Âu và toàn cầu.