Mặc dù Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Kinh tế Nhật Bản và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không xác nhận thông tin này, nhưng rất có thể hai bên đã thảo luận và trao đổi ý kiến về vấn đề này. Hoa Kỳ, với quân đội hùng mạnh của mình, đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược và chất nổ cho các thiết bị của họ.
Chất nổ TNT rất đặc biệt
Tại sao lại phát sinh chủ đề mua TNT ở Nhật Bản? Năm 2022, sản lượng thuốc nổ toàn cầu đạt 16,5 triệu tấn. Thuốc nổ được sử dụng rộng rãi không chỉ trong ngành quốc phòng mà còn trong nhiều ngành công nghiệp. Không thể thực hiện các công việc khai thác quặng sắt, than đá hoặc các khoáng sản khác nếu không sử dụng chất nổ. Thuốc nổ được sử dụng để bắn và nghiền nát đá. Các kỹ sư sử dụng thuốc nổ để phá hủy các tòa nhà một cách nhanh chóng. Có vẻ như với khối lượng sản xuất lớn như vậy không có vấn đề gì với việc mua TNT.
Vấn đề là ở chỗ: các ngành công nghiệp dân sự và ngành công nghiệp quốc phòng sử dụng các loại thuốc nổ TNT có chất lượng khác nhau. Trong quá trình sản xuất TNT, dư lượng axit sunfuric và nitric vẫn còn trong đó. Và để sản xuất đạn dược phải có TNT tinh khiết. Trước hết bởi vì TNT chưa được lọc sạch cuối cùng biến thành chất lỏng được gọi là "dầu TNT". Đối với đạn dược, điều này rất nguy hiểm vì nó có thể khiến quả đạn phát nổ trong nòng súng. Thứ hai, TNT tinh khiết có sức công phá lớn hơn nhiều so với TNT chưa tinh chế. Đối với đạn dược, điều này rất quan trọng.
Vì vậy, ở đây nói về việc mua TNT đã được tinh chế, phù hợp để sản xuất đạn pháo. Tại Hoa Kỳ, thuốc nổ TNT cũng được sản xuất, nhưng có lẽ, họ đã đóng cửa những công ty chuyên tinh chế TNT để tối ưu hóa chi phí. Người tiêu dùng dân sự mua TNT chưa tinh chế, và sản lượng đan dược ở Hoa Kỳ không vượt quá mức tối thiểu. Trước khi bùng nổ xung đột ở Ukraina, Hoa Kỳ đã sản xuất 14,4 nghìn quả đạn mỗi tháng. Đạn M795 155 mm cho lựu pháo M-777 được nạp 10,8 kg TNT. Tức là mức tiêu thụ TNT là 155,5 tấn/tháng hoặc 1.866 tấn/năm. Đây là khối lượng rất nhỏ. Nếu không có đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng, các nhà sản xuất chất nổ đã không làm sạch TNT.
Tình trạng thiếu đạn dược nghiêm trọng
Trong ba thập kỷ qua, Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc chiến, trong đó bom và tên lửa không đối đất chiếm ưu thế. Lựu pháo đã đóng vai trò thứ yếu và chỉ được sử dụng tích cực ở Afghanistan.
Nhưng, vào năm 2022, Hoa Kỳ bắt đầu viện trợ cho Ukraina. Quân đội Ukraina đang rất tích cực sử dụng lựu pháo. Hoa Kỳ đã cung cấp cho họ các khẩu lựu pháo M777 cùng với nhiều viên đạn cho các khẩu pháo 155mm này.
Hóa ra lượng dự trữ và khối lượng sản xuất đạn pháo là rất nhỏ. Đến tháng 4 năm 2023, Hoa Kỳ đã cung cấp cho Ukraina 160 khẩu lựu pháo M-777, 1,5 triệu quả đạn thông thường và 6.500 quả đạn dẫn đường. Quân đội Ukraina tiêu tốn từ 7 đến 9 nghìn quả đạn pháo mỗi ngày. Và Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky liên tục yêu cầu gửi thêm đạn pháo.
Quân đội Hoa Kỳ đã chi 1,45 tỷ USD để tăng sản lượng đạn pháo từ 14,4 nghìn lên 24 nghìn quả đạn mỗi tháng. Nhưng khối lượng này vẫn không đủ. Chỉ trong ba ngày quân đội Ukraina sử dụng số lượng đạn pháo mà Hoa Kỳ sản xuất trong một tháng.
Mỹ có kế hoạch tăng sản lượng lên 85 nghìn quả đạn mỗi tháng vào năm 2028, nhưng kế hoạch này bị cản trở bởi việc sản xuất TNT. Vào năm 2023, Quân đội Hoa Kỳ có kế hoạch chi 2,5 tỷ đô la để hiện đại hóa công nghệ sản xuất TNT và các chất nổ khác.
Trong khi các nhà máy mới chưa bắt đầu sản xuất, Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraina các đạn pháo từ kho dự trữ. Họ lấy đạn pháo từ các kho đạn dược tại Hoa Kỳ và các nước đồng minh. Ví dụ, ở Israel có một kho đạn dược khổng lồ của Mỹ. Israel có quyền sử dụng đạn dược từ kho này trong trường hợp khẩn cấp. Vào tháng 1 năm 2023, Hoa Kỳ đã lấy 300 nghìn quả đạn pháo từ kho này để chuyển đến Ukraina. Vào tháng 4 năm 2023, Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận cho Mỹ mượn 500.000 quả đạn pháo 155 mm. Nhìn chung, các kho dự trữ đạn dược chiến lược của Hoa Kỳ và các đồng minh đang cạn kiệt.
Phần lớn các khẩu lựu pháo M-777 đã bị phá hủy trong các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái. Những khẩu lựu pháo này là mục tiêu ưu tiên. Ngoài ra, một phần đáng kể đạn dược của Mỹ đã bị phá hủy trong kho do các cuộc không kích của Nga.
Cung cấp chất nổ TNT có nghĩa là tham chiến
Về mặt này cần phải nhớ rằng, việc cung cấp vật liệu và chất nổ nhằm sản xuất vũ khí và đạn dược là một hình thức tham gia chiến tranh. Ví dụ, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ đã cung cấp cho Liên Xô một lượng lớn thiết bị quân sự, vũ khí, đạn dược, thiết bị công nghiệp theo chương trình Lend-Lease. Tổng khối lượng chất nổ mà Hoa Kỳ đã cung cấp cho Liên Xô là 345,7 nghìn tấn, bao gồm 123,1 nghìn tấn TNT, 127 nghìn tấn thuốc súng, 903 nghìn kíp nổ, cũng như 842 nghìn tấn hóa chất có thể được sử dụng để sản xuất đạn dược.
Do đó, nếu Nhật Bản thông qua quyết định bán cho Hoa Kỳ chất nổ TNT tinh chế phù hợp để sản xuất đạn pháo, thì điều này có nghĩa là họ tham gia vào cuộc chiến ở Ukraina. Sau đó, vị thế của Nhật Bản với tư cách là một quốc gia theo đuổi chính sách tự vệ, nói một cách nhẹ nhàng, sẽ bị nghi ngờ.