"Crưm không liên quan gì đến cuộc xung đột ở Ukraina. Đây là một câu hỏi đã có từ mười năm trước. Bạn có thể phản đối các điều kiện để tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, nhưng đồng thời, bạn có thể tuyên bố người dân đã chọn trở thành một phần của Nga. Đây là lập trường của Nicolas Sarkozy, Valerie Giscard d'Estaing, đây là lập trường của Marine Le Pen. Điều này không liên quan gì đến cuộc xung đột ở Ukraina. Chúng ta đừng trộn lẫn mọi thứ", bà nói.
Trưng cầu dân ý phản ánh đầy đủ ý kiến của người dân
Trả lời câu hỏi liệu theo ý kiến của mình, Crưm có phải là của Nga hay không, Le Pen trả lời "điều đó luôn rõ ràng, tôi đã nói điều này trong 10 năm và tôi không thay đổi lập trường của mình".
Đồng thời, chính trị gia lưu ý việc bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraina là rất cấp bách.
"Tôi cho vấn đề Donbass sẽ trở thành trọng tâm trong các cuộc đàm phán", Le Pen nói thêm.
Trước đó, bà Le Pen từng tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Crưm vào Nga là hợp pháp và phản ánh đầy đủ ý kiến của người dân.