Chuyên gia Nga: Việt Nam có được vũ khí đáng tin cậy là tên lửa hành trình BrahMos

Một số phương tiện truyền thông đưa tin Việt Nam đang đàm phán với Ấn Độ để mua tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos. Thỏa thuận có thể được ký kết trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang tới New Delhi vào ngày 19 tháng 6. Ở đây nói về việc mua từ 3 đến 5 khẩu đội tên lửa này.
Sputnik
Tên lửa hành trình siêu thanh liên doanh Ấn Độ - Nga BrahMos PJ-10 (có thể nói là một trong những phiên bản) phát triển trực tiếp từ tên lửa hành trình 3M55E Yakhont của Nga. Năm 1998, ký kết thỏa thuận việc 2 nước cùng tạo ra hệ thống tên lửa tại cơ sở của liên doanh BrahMos Aerospace Pvt, được thành lập cùng năm. Phía Nga tham gia liên doanh - công ty TNHH Hiệp hội Khoa học và Sản xuất Cơ khí, phía Ấn Độ - Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO).
Lần đầu tiên, mô hình tên lửa BrahMos trưng bày tại triển lãm hàng không và vũ trụ MAKS-2001 ở ngoại ô Moskva, và hai tháng trước đó, diễn ra vụ phóng thửđầu tiên từ mặt đất tại bãi thử của Ấn Độ. Đầu năm 2004, BrahMos được đưa vào sản xuất hàng loạt, năm 2006 được tiếpnhận vào phục vụ trong Hải quân Ấn Độ và năm 2007 được trangbị cho Lục quân.

Ba biến thể của tên lửa

Hiện tại, có ba phiên bản của tên lửa: trên mặt đất, trên tàu chiếnvà trên không (BrahMos-A). Trọng lượng khởi điểm của hai phiên bản đầu tiên là 3 000 kg, bảnmáy bay — 2 550 kg. Đã có những tin trên truyền thông chưa được xác nhận về việc phát triển phiên bản tên lửa dành cho tàu ngầm và phiên bản siêu thanh.
Tất cả các tên lửa loại BrahMos đều có thể được sử dụng với vai trò chống hạm (tên lửa chống hạm) và các mục tiêu mặt đất. Phạm vi bay, theo nhiều nguồn khác nhau, lên tới 300 km, độ cao từ 5 đến 14.000 mét và tốc độ lên tới Mach 3. Trọng lượng đầu đạn là 200-300 kg. Hệ thống điều khiển quán tính, hệ thống dẫn đường bằng đầu radar. Tên lửa xuấtphát và tăng tốc bằng động cơ đẩy nhiên liệu rắn, với sự trợ giúp của động cơ phản lực. Năm 2017, một phiên bản sửa đổi tên lửa với tầm bắn mở rộng (được cho là 500 km) và đầu đạn mạnh hơn (khoảng 450 kg) - BrahMos ER - được thử nghiệm lần đầu tiên.
Cuối cùng Việt Nam sẽ có được tên lửa BrahMos?
Một số chuyên gia cho rằng BrahMos có "sức xuyên phá" tốt hơn tên lửa hành trình "tầm xa" nổi tiếng BGM-109 Tomahawk của Mỹ. Đúng vậy, tên lửa Ấn Độ - Nga nặng gấp đôi, tầm bay ngắn hơn nhưng tốc độ cao gấp 4 lần và động năng xuyên giáp cao hơn 32 lần so với tên lửa Mỹ. Mặc dù, nói đúng ra, BrahMos và Tomahawk là tên lửa hành trình thuộc các lớp khác nhau nên việc so sánh chúng là không hoàn toàn chính xác.
Tên lửa Ấn Độ - Nga được chào bán để xuất khẩu sang nước thứ ba. Vào năm 2021, Philippines đã mua 3 khẩu đội chống hạm BrahMos. Rõ ràng, Việt Nam quyết theo kịp người hàng xóm và đối tác ASEAN. Hơn nữa, họ cũng đã có sẵn các phương tiện phóng tiềm năng cho những tên lửa này: mặt đất, trên không và trên biển.
Trong bài bình luận cho Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov lưu ý việc Hải quân và Không quân Việt Nam cập nhật kho vũ khí bằng loại tên lửa như BrahMos là quyết định đúng đắn.

“Than ôi, tình hình thế giới đang phát triển theo hướng mà bất kỳ quốc gia nào bằng cách này hay cách khác trở thành chướng ngại vật đối với “bá chủ thế giới” đều có nguy cơ mất chủ quyền. Việt Nam có đường bờ biển dài và hầu như tất cả các mối đe dọa quân sự trong thời gian gần đây đều đến từ biển. Do đó, việc tăng cường phòng thủ bờ biển, củng cố hạm đội và không quân hỗ trợ, đã và vẫn là một trong những nhiệm vụ chính của toàn bộ chiến lược quốc phòng của Việt Nam."

Brahmos

"Mặt khác, vũ khí tấn công của hải quân không ngừng được cải tiến, và tốt nhất là nên đón gặp kẻ thù ở những cách tiếp cận xa, khi vũ khí tấn công của đối thủ vẫn còn trên tàu sân bay - trên máy bay. Nhưng các tàu chiến hiện đại cũng có khả năng phòng không mạnh mẽ và các tên lửa chống hạm già cỗi có thể không còn khả năng đối phó với nhiệm vụ. Chúng ta cần những tên lửa tốc độ nhanh, khả năng cơ động, với phạm vi hủy diệt tối đa, có khả năng lắp trên nhiều loại phương tiện mang khác nhau. Rõ ràng, dựa trên các tiêu chí này, giới lãnh đạo chính trị - quân sự Việt Nam đã chọn tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos. Dòng tên lửa Ấn Độ - Nga đã được thử nghiệm, chứng minh tính hiệu quả, được tạo ra trên nhiều phương án khác nhau chứ không chỉ trên biển, vốn là "tiền thân" của BrahMos - "Onyx" / "Yakhont" của Nga".

Chuyên gia đặc biệt chỉ ra phiên bản hàng không BrahMos, phương tiện mang phóng có thể là "tổ hợp máy bay đa chức năng hạng nặng" Su-30MK ở bất kỳ phiên bản nào. Một máy bay như vậy có thể mang tới 3 tên lửa. Ngoài ra, cần lưu ý BrahMos được tạo ra để tiêu diệt các mục tiêu bề mặt lớn, có tầm phóng tốt và có khả năng phát triển tốc độ siêu thanh ở độ cao cực thấp (5 mét). Điều này làm cho chúng gần như bất khả xâm phạm đối với hệ thống phòng không trên tàu (ít nhất là theo tiêu chuẩn của NATO).
BrahMos
“Quân đội đáng tin cậy của Việt Nam có một loại vũ khí cho phép đẩy khu vực phòng thủ cách bờ biển 500 km. Trong trường hợp có mối đe dọa từ bên ngoài, họ sẽ có thể đón gặp kẻ thù ở biên giới xa. Ví dụ như sự thâm nhập của một nhóm tấn công tàu sân bay đối phương vào khu vực này sẽ bị tổn thất nặng nề ngay cả trước khi nó bắt đầu cuộc tấn công”, - ông Alexei Leonkov nhấn mạnh.
Thảo luận