Trước đó, các thượng nghị sĩ Mỹ đã đệ trình nghị quyết lên thượng viện rằng nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraina thì đây sẽ được đánh giá là một cuộc tấn công vào NATO.
Nhà ngoại giao Nga lưu ý: dự thảo nghị quyết do các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đệ trình, về mặt ý nghĩa và thời gian phù hợp với các tuyên bố của Ukraina liên quan đến mối đe dọa từ phía Liên bang Nga đối với Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye.
Theo bà, những tuyên bố như vậy được tính toán dành cho công chúng không quen thuộc với sự thật và thực tế. Về vấn đề này, bà lưu ý: giới lãnh đạo Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng Moskva không cần sử dụng vũ khí hạt nhân trong bối cảnh cuộc khủng hoảng xung quanh Ukraina.
"Washington không muốn chú ý đến điều hiển nhiên. Có một tình huống điển hình khi Mỹ và các vệ tinh của họ nắm bắt mọi cơ hội để lập ra và thổi phồng những câu chuyện kinh dị về "mối đe dọa hạt nhân của Nga". Như vậy, Mỹ có chủ đích tiếp tục "tăng mức đặt cược" và tham gia vào việc tạo ra các rủi ro chiến lược, lôi kéo các đồng minh NATO của mình vào hoạt động nguy hiểm này. Hậu quả của đường lối liều lĩnh như vậy sẽ vô cùng đáng buồn, kể cả đối với chính Washington", - theo nội dung bà Zakharova tuyên bố trên trang web của bộ Ngoại giao Nga.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.