Tác giả của dự luật nói:
“Chúng tôi đã có thời điểm bàn giao vũ khí trị giá 19 tỷ đô la mà Đài Loan mua, không phải nhận như một món quà, mà mua và kéo dài đến cuối thập kỷ”.
Đồng thời, tài liệu nêu rõ việc cung cấp vũ khí cho Đài Loan không thể làm trì hoãn việc vận chuyển vũ khí cho Ukraina và Israel.
Như hãng tin lưu ý, hiện danh mục vũ khí Mỹ chưa chuyển giao cho Đài Loan lên tới khoảng 19 tỷ USD, bao gồm máy bay chiến đấu F-16 và tên lửa chống hạm Harpoon.
Vào tháng 5, Hoa Kỳ giao cho Đài Loan lô hệ thống phòng không di động Stinger mà Đài Bắc đặt mua vào năm 2019.
Lịch sử quan hệ Trung Quốc - Đài Loan
Quan hệ chính thức giữa chính quyền trung ương CHND Trung Hoa và tỉnh đảo Đài Loan bị gián đoạn vào năm 1949, sau khi lực lượng Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo chuyển đến Đài Loan vì thất bại trong cuộc nội chiến với đảng Cộng sản Trung Quốc. Các liên hệ kinh doanh và phi chính thức giữa hòn đảo và Trung Hoa đại lục đã nối lại vào cuối những năm 1980. Từ đầu những năm 1990, các bên bắt đầu tiếp xúc thông qua các tổ chức phi chính phủ như Hiệp hội BK về Phát triển quan hệ qua eo biển Đài Loan và Quỹ Đài Bắc về giao lưu xuyên eo biển.
CHND Trung Hoa coi hòn đảo là tỉnh của mình và luôn phản đối mọi cuộc tiếp xúc giữa đại diện Đài Bắc với các quan chức đương nhiệm, đặc biệt là các quan chức cấp cao hoặc quân đội từ các quốc gia mà Bắc Kinh có quan hệ ngoại giao.
Tình hình xung quanh Đài Loan đã bùng phát leo thang sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến hòn đảo. Vốn luôn coi coi hòn đảo này là một tỉnh của nước mình, Trung Quốc lên án chuyến thăm của bà Pelosi, cho rằng đây là bước đi của phía Mỹ nhằm ủng hộ chủ nghĩa ly khai của Đài Loan, và Bắc Kinh bắt đầu tiến hành những cuộc tập trận quy mô lớn.