Tháng 4/1919, đoàn tàu chiến Pháp đã vào vùng Biển Đen và tiến gần các cảng lớn nhất của của Đế quốc Nga trước đây đang chìm trong nội chiến sau cuộc cách mạng 1917. Hiện nay các cảng này thuộc về Nga và Ukraina. Các quốc gia đế quốc đã chuẩn bị một chiến dịch quân sự trên biên giới phía Nam để hỗ trợ các lực lượng ở Nga chống lại chính quyền cách mạng. Tàu tuần dương “Waldeck-Rousseau” đã chĩa súng vào Odessa.
Tại thành phố Odessa đã thành lập ủy ban liên lạc với thuỷ thủ Pháp - nhiều người trong số họ ủng hộ lý tưởng của cuộc cách mạng Nga và không muốn tham gia vào chiến dịch chống phá cách mạng. Một trong những người tích cực ủng hộ Cách mạng Nga là thợ máy trẻ người Việt Tôn Đức Thắng, người lính trong Hải quân Pháp. Ông bắt đầu tích cực tiến hành công tác tuyên truyền trong các thủy thủ chống lại âm mưu của bọn đế quốc nhằm bóp nghẹt chính quyền nhân dân ở Nga. Ông đã quản lý tập hợp xung quanh ông hầu hết các thủy thủ trên tàu “Waldeck-Rousseau”. Ngày 19 tháng Tư, khi thuyền trưởng chiến hạm ra lệnh bắn vào Odessa, Tôn Đức Thắng đã tuyên bố, các thủy thủ từ chối tuân theo lệnh này. Rồi lá cờ đỏ từ tay anh lính thợ Tôn Đức Thắng đã kéo lên, vút cao trên cột cờ chiến hạm!
Lá cờ đỏ báo hiệu sự khởi đầu cuộc nổi dậy
Chiến công của Tôn Đức Thắng đã báo hiệu sự khởi đầu cuộc nổi dậy trên tất cả các tàu chiến của Pháp ở Biển Đen. Các thủy thủ của thiết giáp hạm "Jean Bart" và chiến hạm "France" đã nổi dậy ở Sevastopol. Tại Odessa, các đội tàu tuần dương "Bruit", tàu khu trục "Faconneau" và "Mamluk" cũng tham gia cuộc nổi dậy. Các thủy thủ đòi Chính phủ ra chỉ thị để đoàn tàu chiến quay về nước ngay. Chính phủ Pháp buộc phải tuyên bố đưa các lực lượng vũ trang của họ ra khỏi nước Nga Xô viết. Vào đầu tháng 5, hạm đội Pháp đã rời khỏi vùng Biển Đen, chấm dứt can thiệp vào Nga.
Hồi ký của ông Tôn Đức Thắng
Sau mấy chục năm, ông Tôn Đức Thắng, khi đó là Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đã trả lời phỏng vấn của Ban tiếng Việt trên Đài phát thanh Matxcơva mà Sputnik là người kế nhiệm. Ông cho biết rằng, khi còn trẻ, ông đã đau đớn chứng kiến sự tàn bạo của bọn thực dân đã bắt Việt Nam làm nô lệ. Và khi chính quyền của địa chủ và tư bản bị lật đổ ở Nga, ông đã nhận ra rằng nhân dân Nga đã làm nên cuộc cách mạng đặt nền móng cho sự nghiệp giải phóng của Việt Nam. Có một lần ông nhìn thấy trên một tạp chí tư sản Pháp bức chân dung của Lenin cầm con dao đe dọa. Và ông nhận ra: nếu Lênin là kẻ thù của họ, thì ông ấy là bạn của chúng ta! Và ông đã giương cao lá cờ đỏ của cuộc nổi dậy trên chiếc tàu tuần dương mà đế quốc Pháp đã gửi để chống lại những người cách mạng Nga.
Ông Tôn Đức Thắng cho biết, trong năm 1919 ông đã giúp đỡ các anh em Nga, điều mà mỗi người Việt Nam yêu mến nước Nga cũng làm. Cũng như những người Việt Nam đã tình nguyện gia nhập Hồng quân trong năm 1941, khi quân Hitler tiến sát tới thủ đô Matxcơva. Ông Tôn Đức Thắng cho biết, ông vui mừng biết tin những chuyến tàu chở hàng viện trợ từ các cảng Biển Đen của Liên Xô đến bờ biển Việt Nam, và các chuyên gia từ thành phố Odessa làm việc hiệu quả tại các công trường xây dựng của Việt Nam.
Số phận con đường mang tên Tôn Đức Thắng ở Odessa
Vào cuối những năm bảy mươi của thế kỷ trước, một con đường tại Odessa - thành phố được Tôn Đức Thắng cứu thoát khỏi trận pháo kích từ tàu tuần dương Pháp - đã được đặt theo tên ông. Năm 1993, chính quyền Ukraina đã bãi bỏ quyết định này. Tiếp tục các hành động đáng xấu hổ này là quyết định gần đây của chính quyền Ukraina về việc tước danh hiệu “công dân danh dự của Kiev” đối với đồng chí Trường Chinh.