"Các nhà chức trách Hoa Kỳ được cho là đang xem xét liệu có chuyển giao đạn chùm cho Ukraina hay không, điều này có thể sẽ cần sự chấp thuận của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Việc chuyển giao loại vũ khí này chắc chắn sẽ dẫn đến đau thương lâu dài cho dân thường và vô hiệu hóa việc cộng đồng quốc tế lên án việc sử dụng đạn chùm", - thông điệp trên trang web của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền viết.
Theo cuộc điều tra do Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tiến hành trong tháng 9-tháng 10 năm 2022, quân đội Ukraina đã sử dụng đạn chùm trong vụ đánh bom Izyum và các vùng lân cận. Hậu quả của các cuộc tấn công này là ít nhất 8 dân thường thiệt mạng và 15 người khác bị thương. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã gửi thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina vào ngày 6 tháng 6 với kết quả điều tra và yêu cầu họp thảo luận về vấn đề này. Trong thư phản hồi, Bộ Quốc phòng Ukraina phủ nhận việc sử dụng bom chùm ở khu vực Izyum.
Đối thoại tiếp diễn
Ngày 3 tháng 2, trang web của Công ước Ottawa đưa tin sẽ tổ chức cuộc đối thoại với Ukraina sau khi công bố báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng Kiev đã sử dụng vũ khí bị cấm theo Công ước Ottawa cấm mìn sát thương. Trước đó, Phái đoàn thường trực của Liên bang Nga tại Liên hợp quốc đã phân phát một bức thư tại Hội đồng Bảo an về việc Kiev sử dụng mìn sát thương "Lepestok" chống dân thường ở Donbass. Bức thư cũng đã được gửi đến Tổng thư ký LHQ. Ukraina tuyên bố ngày 21 tháng 6 tại cuộc họp thường niên của Công ước Ottawa cấm mìn sát thương ở Geneva rằng họ không sử dụng chúng trong cuộc xung đột với Nga.
Bom chùm bị cấm theo công ước quốc tế đã được phê chuẩn bởi 123 quốc gia, không bao gồm Hoa Kỳ và Ukraina.