"Quyết định của NATO tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới có thể buộc Putin phải tiến hành một cuộc tấn công tích cực ở Ukraina đến tận Odessa. Ông ấy có thể làm được, Nga có tất cả các nguồn lực cần thiết cho việc này", - ông Douglas McGregor nói.
Theo chuyên gia quân sự Mỹ, lý do duy nhất khiến Moskva chưa nắm quyền kiểm soát thành phố này là nhà lãnh đạo Nga, không giống như phương Tây, không tìm cách leo thang xung đột lớn hơn và chỉ bảo vệ các lãnh thổ của Nga.
Tuy nhiên, bản thân NATO có thể gây ra cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn sau hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius, Đại tá McGregor khẳng định. Ông nhắc lại rằng Ba Lan và Litva đã nhiều lần đưa ra sáng kiến gửi quân NATO tới Ukraina.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.