Tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ Việt Nam và Campuchia

Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia giai đoạn 2023-2024 giúp hai nước tiếp tục khai thác tính bổ sung của hai nền kinh tế, thắt chặt kết nối chuỗi cung ứng, phát triển thương mại biên giới.
Sputnik
Kết quả hợp tác thương mại Việt Nam – Campuchia 5 tháng đầu năm 2023 cho thấy, Việt Nam không chỉ là đối tác lớn nhất của Campuchia trong ASEAN mà còn là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Campuchia trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ.
Sputnik đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế-tài chính, TS Lê Xuân Hòa về hợp tác thương mại Việt Nam – Campuchia và ý nghĩa của nó trong tổng thể quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia này.
Bất ngờ trước quy mô thương mại Việt Nam - Campuchia

Tổng kim ngạch thương mại Campuchia - Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023 chiếm gần 50% tổng quy mô thương mại Campuchia - ASEAN

Sputnik: Thưa Tiến sỹ Lê Xuân Hòa, theo thông tin của Bộ Thương mại Campuchia, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Vương quốc Campuchia với Việt Nam đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm 2022. Và Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia trong ASEAN, với tổng kim ngạch thương mại song phương với Việt Nam chiếm gần 50% tổng quy mô thương mại giữa Campuchia với các nước ASEAN. Ông có thể cho biết về đánh giá của mình và câu trúc thương mại Campuchia – Việt Nam hiện nay?
Tiến sỹ Lê Xuân Hòa, chuyên gia kinh tế - tài chính:
Đó là những chỉ số rất lạc quan, thể hiện triển vọng tăng cường mạnh hợp tác thương mại giữa hai nước. Kết quả của 5 tháng đầu năm cho thấy, Việt Nam không chỉ là đối tác lớn nhất của Campuchia trong ASEAN mà còn là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Campuchia trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ.
Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là hàng nông sản, các mặt hàng xuất khẩu chính là lúa gạo, cao su, hạt điều, sắn, ngô, chuối, xoài, thuốc lá và một số tài nguyên thiên nhiên. Campuchia nhập từ Việt Nam vật liệu xây dựng, máy móc, nhiên liệu, các mặt hàng điện, điện tử, phân bón,...
Một điểm đáng lưu ý là kim ngạch thương mại song phương với Việt Nam tăng khá trong bối cảnh tổng quy mô thương mại giữa Campuchia với các nước ASEAN lại giảm 15% (so với cùng kỳ năm 2022) trong 5 tháng đầu năm nay, chỉ đạt hơn 6 tỷ USD. Điều này chứng tỏ tính bổ sung của hai thị trường rõ nét và hợp tác thương mại giữa hai nước phát triển tích cực.
Một điểm đáng chú ý nữa là quy mô thương mại giữa Việt Nam và Campuchia không chỉ tăng nhất thời mà liên tục tăng trưởng từ năm 2010. Tốc độ tăng bình quân trong 5 năm trở lại đây là trên 20%/năm. Điều này chứng tỏ nhu cầu của cả hai thị trường đối với các mặt hàng của nhau và nỗ lực rất lớn của các ban ngành liên quan.
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và một số nội dung quan trọng

Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Campuchia giai đoạn 2023-2024

Sputnik: Campuchia và Việt Nam hiện nay đang chú trọng việc thúc đẩy hợp tác thương mại như thế nào?
Tiến sỹ Lê Xuân Hòa, chuyên gia kinh tế - tài chính:
Một sự kiện đáng chú ý vừa diễn ra ngày 2/6/2023. Dưới hình thức trực tuyến, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia Pan Sorasak đã ký Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Campuchia giai đoạn 2023-2024.
Đây là văn kiện pháp lý quan trọng, giúp ích cho các doanh nghiệp hai nước. Theo đó nhiều hàng hóa là thế mạnh của hai bên đã có ưu đãi thuế quan, đặc biệt ưu đãi này hơn cả Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Việc này đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Campuchia và Việt Nam. Văn kiện này đã được gia hạn 8 lần, góp phần tích cực vào việc tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước.
Dân Campuchia ồ ạt sang Việt Nam
Đánh giá chung của giới chuyên gia và quan chức hai nước là Bản Thỏa thuận nói trên giúp Việt Nam-Campuchia tiếp tục khai thác tính bổ sung của hai nền kinh tế, thắt chặt kết nối chuỗi cung ứng, phát triển thương mại biên giới. Vai trò và ý nghĩa của hợp tác thương mại rất quan trọng, nó giúp tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa Việt Nam và Campuchia. Với Việt Nam, sự an bình của sườn phía Tây Nam có ý nghĩa chiến lược.
Sputnik: Chân thành cảm ơn TS Lê Xuân Hòa đã dành thời gian cho Sputnik.
Thảo luận