Thu hút FDI của Việt Nam: Nhảy 95 bậc trong vòng 34 năm

Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 25/60 quốc gia thu hút vốn FDI hấp dẫn nhất thế giới, vượt trên các nước trong khu vực Đông Nam Á rất mạnh về thu hút FDI như Indonesia, Philippines và Thái Lan.
Sputnik
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 1989, về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam xếp thứ 9/10 trong khối ASEAN và thứ 123/160 trên thế giới. 34 năm sau, năm 2022, Việt Nam xếp thứ 3/10 trong khối ASEAN và thứ 28 trên thế giới.

Từ vị trí thứ 123/160 đã nhảy lên thứ 28/160

Trong vòng 34 năm, trong bảng xếp hạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới giai đoạn 1989 – 2022 của Ngân hàng Thế giới Việt Nam từ vị trí thứ 123/160 đã lên thứ 28, tức là đã nhảy 95 bậc. Còn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng 4.634 lần trong giai đoạn này, từ 4,07 triệu USD năm 1989 tới 19 tỷ năm 2022.
Ngày 29/12/1987, Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam/ Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất chính thức hóa việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Động thái bất ngờ của Ngân hàng Nhà nước
Năm 1988, tờ giấy phép cho dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tiên chính thức được Bộ Kinh tế Đối ngoại cấp cho một liên doanh giữa Công ty Hochimex của Hồng Kông (Trung Quốc) và Công ty Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hiện nay, Việt Nam thu hút được FDI từ hơn 143 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nhà đầu tư lớn nhất đến từ Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc. Và một điểm cần lưu ý là FDI từ những nước này vẫn tăng lên hàng năm, bất chấp COVID hay những biến động địa chính trị trong khu vực và trên toàn cầu. Hiện nay, FDI có khuynh hướng tập trung vào các ngành nghề hàm lượng chất xám cao như công nghiệp phần mềm, điện tử tin học, dược phẩm, cơ khí chính xác”, - TS kinh tế Lê Hòa nói với Sputnik.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trong buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội Quý II và 6 tháng đầu năm 2023 tại Hà Nội ngày 29/6, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 đạt hơn 13,43 tỷ USD, bằng 95,7% so cùng kỳ năm 2022. Mặc dù giảm nhưng vẫn ở mức cao.

Những điểm mạnh trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam

Theo đánh giá chung của các chuyên gia kinh tế, trong thu hút FDI, Việt Nam có những điểm mạnh như: Tình hình an ninh, chính trị ổn định; knh tế vĩ mô ổn định và có nhiều tiềm năng phát triển; khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn nhờ vào các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết; lực lượng lao động trẻ dồi dào; vị trí địa lý thuận lợi; quy mô thị trường nội địa khá lớn (gần 100 triệu dân, có tầng lớp trung lưu tăng nhanh, thị trường có sức mua khá lớn); chính sách ngày càng được hoàn thiện, gắn với hội nhập.
Tại “Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)” vừa qua tại Thiên Tân, Trung Quốc, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, Việt Nam đang tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng, phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Việt Nam cũng thúc đẩy triển khai 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện đồng bộ về pháp luật và thể chế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Những yếu tố này đã tạo thêm những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.
“Một điểm nữa không thể không nói tới, đó là việc Việt Nam không những tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể yên tâm làm việc lâu dài tại Việt Nam mà còn giúp các doanh nghiệp của họ tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu một cách thuận lợi”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.
Thủ tướng Việt Nam Nam Phạm Minh Chính đã nhiều lần nói về việc cần có quy hoạch tốt, có quy hoạch tốt thì sẽ có dự án tốt”. Quy hoạch chính là tiền đề đầu tiên, quan trọng nhất để kêu gọi đầu tư. Một số tỉnh năm nay thu hút được FDI tới con số tỷ USD, như Bắc Giang chẳng hạn, đều có quy hoạch tốt, tới năm 2030, thậm chí với tầm nhìn đến 2050.
Đã biết nguyên nhân khiến xuất khẩu Việt Nam suy yếu
Nói đến việc hoàn thiện cơ chế, thể chế, chính sách thu hút đầu tư cũng cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại các địa phương, cụ thể nhưhỗ trợ tích cực, thường xuyên, nhanh, kịp thời cho các nhà đầu tư từ phía chính quyền địa phương. Những địa phương hàng đầu trong thu hút FDI tại Việt Nam như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Thái Nguyên, Bắc Giang đã và đang làm tốt việc này.

Triển vọng thu hút FDI

Việt Nam đặt mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2030 là thu hút được nhiều hơn nữa các tập đoàn đầu tư nước ngoài lớn, đặc biệt là các tập đoàn nằm trong danh sách Fortune 500. Hiện nay, chỉ có hơn 100 tập đoàn nằm trong danh sách này có đầu tư tại Việt Nam, trong khi mục tiêu đặt ra là tăng 50% số tập đoàn có tên trong danh sách Fortune 500.

“Việt Nam có thể thu hút được nhiều hơn FDI trong những năm tới, triển vọng thu hút FDI của Việt Nam rất sáng, nhưng mục tiêu có được con số 50% số lượng tập đoàn đa quốc gia có tên trong danh sách Fortune 500 tới năm 2030 là đầy thách thức. Môi trường kinh doanh đầu tư tại Việt Nam được cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế đánh giá cao, những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP bắt đầu có hiệu lực. Đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và châu Á vẫn gia tăng, đồng thời đầu tư từ Mỹ, Đức, Pháp, Anh và một số nước châu Âu khác vào công nghệ hiện đại, công nghệ tương lai, giáo dục đào tạo, nghiên cứu và phát triển cũng đang tăng”, - TS kinh tế Lê Hòa bình luận với Sputnik.

Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 25/60 quốc gia thu hút vốn FDI hấp dẫn nhất thế giới, vượt trên các nước trong khu vực Đông Nam Á rất mạnh về thu hút FDI như Indonesia, Philippines và Thái Lan.
Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2023

“Việt Nam đạt được thành công này trước hết là nhờ vào những nỗ lực trong việc giảm tổng chi phí cho các FDI, quy mô một thị trường nội địa khá lớn và có sức chi tiêu hấp dẫn. Trong số 122 doanh nghiệp Nhật Bản có 42,3% chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư, tiếp theo là Thái Lan với 20,6%, Philippines -18,6% . Theo nhận định của các tổ chức quốc tế, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng tốc và khu vực FDI sẽ tiếp tục đóng vai trò động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, - TS Hoàng Giang nói với Sputnik.

Trong khi đó, Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư dự báo, năm nay, Việt Nam có thể thu hút 36 - 38 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến hàng đầu cho dòng FDI.
Thảo luận