Rõ thêm về thời điểm Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã gặp nhau khi cùng tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 (AMM-56) và các hội nghị liên quan tại Jakarta (Indonesia).
Sputnik
Tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cho hay sẵn sàng cùng Mỹ tiếp tục đưa quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước đi vào chiều sâu, hướng tới nâng tầm quan hệ khi điều kiện phù hợp.
Trong khi đó, trao đổi với đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Joseph Borell, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị EU sớm hoàn tất phê chuẩn EVIPA và gỡ thẻ vàng IUU cho thuỷ sản Việt Nam.

Việt Nam và Mỹ hướng tới nâng tầm quan hệ khi điều kiện phù hợp

Thông tin từ Bộ Ngoại giao về hoạt động của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và đoàn Việt Nam nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 (AMM-56) và các hội nghị liên quan tại Jakarta (Indonesia) cho biết, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có các cuộc gặp song phương quan trọng.
Theo Bộ Ngoại giao, tối ngày 13/7, tại Jakarta, Indonesia, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp ngắn với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony J. Blinken và Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Joseph Borell.
Tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, hai Bộ trưởng bày tỏ vui mừng trước những tiến triển tích cực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước thời gian qua.
Hai bên cũng khẳng định sự coi trọng của lãnh đạo hai nước đối với quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ.
Mỹ thể hiện rõ quan điểm muốn nâng tầm quan hệ với Việt Nam
Đáng chú ý, tại cuộc tiếp xúc ngày 13/7, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết sẵn sàng cùng Hoa Kỳ tiếp tục đưa quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước đi vào chiều sâu, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau.
Hai bên cũng hướng tới nâng tầm quan hệ Việt – Mỹ “khi điều kiện phù hợp”.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken đánh giá cao kết quả điện đàm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Joe Biden (ngày 30/3/2023 như Sputnik đã đưa tin).
Đồng thời, nhất trí sẽ phối hợp với phía Việt Nam triển khai hiệu quả kết quả của điện đàm, đặc biệt là thúc đẩy các chuyến thăm, tiếp xúc giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước và triển khai các thoả thuận hợp tác đã ký kết.
Ngoại trưởng Blinken cũng cảm ơn Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã tổ chức chu đáo, trọng thị chuyến thăm Việt Nam vừa qua của ông đến Hà Nội.
Tại cuộc gặp, hai bên cũng trao đổi các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm và nhất trí tăng cường phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế trong thời gian tới.

Gỡ thẻ vàng IUU

Tại AMM-56 ở Jakarta, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc tiếp xúc với Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Joseph Borell.
Tại cuộc gặp với Joseph Borell, hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-EU.
Hai bên cũng nhất trí tăng cường tiếp xúc, trao đổi đoàn các cấp, nhất là đoàn cấp cao, và cùng thực thi hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).
Nhân dịp này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị các nước thành viên EU sớm hoàn tất phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng mong EU sớm xem xét gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU đối với hải sản của Việt Nam.
Biển Đông
Biển Đông: Mỹ nói muốn giúp Việt Nam
Năm 2017, Việt Nam đã bị Ủy ban châu Âu (EC) cảnh cáo thẻ vàng vì không tuân thủ quy định IUU. Điều này đồng nghĩa thủy hải sản xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm tra xác suất, tức doanh nghiệp mất nhiều chi phí phát sinh hơn.
Như đã biết, năm 2017, Việt Nam đã bị Ủy ban châu Âu (EC) cảnh cáo thẻ vàng vì không tuân thủ quy định IUU (hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lý).
Điều này đồng nghĩa với việc thủy hải sản xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm tra xác suất, tức doanh nghiệp mất nhiều chi phí phát sinh hơn.
Trao đổi với lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Borrell khẳng định EU sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng, triển khai cơ chế Đối tác Chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP), hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Thảo luận