Việt Nam sở hữu ‘Át chủ bài’ thu hút dòng vốn FDI

HÀ NỘI (Sputnik) - Theo bảng xếp hạng do Viện Kinh tế và Hòa bình công bố (Australia), Việt Nam tăng từ vị trí 44 lên 41 trong bảng xếp hạng Chỉ số Hòa bình Toàn cầu. Đây là một trong những yếu tố giúp môi trường đầu tư Việt Nam ngày càng hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Sputnik
Chỉ số hòa bình toàn cầu được tính toán theo ba chủ đề lớn: Mức độ an toàn và an ninh trong xã hội, mức độ xung đột trong nước và quốc tế, và mức độ quân sự hóa. Chỉ số này tính đến các yếu tố nội bộ như tình hình bạo lực và tội phạm trong nước, cũng như các yếu tố bên ngoài như chi tiêu quân sự và chiến tranh.

Tín hiệu tích cực

Số liệu thống kê mới nhất do Tổng cụ Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đưa ra mới đây cho thấy, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2023 đạt 13,43 tỷ USD, bằng 95,7% so với cùng kỳ và tăng 3 điểm phần trăm so với 5 tháng đầu năm.
Trao đổi với Sputnik, ông Nguyễn Long, Head of TK Research, TK Venture, nhận định:

“Việc Việt Nam được đánh giá tăng ba bậc trong bảng xếp hạng Chỉ số Hòa bình Toàn cầu là một tín hiệu tích cực được bổ sung vào môi trường kinh doanh và đầu tư vốn đã rất năng động và cởi mở của Việt Nam đối với các doanh nghiệp FDI”.

Môi trường đầu tư an toàn và ổn định là yếu tố giúp các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm. Trên thực tế, nhiều kế hoạch đầu tư tại Việt Nam đã được thực hiện.
Hé lộ chủ đầu tư đứng sau dự án kho cảng khí LNG lớn hàng đầu Việt Nam
Ví dụ điển hình cho sức hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt Nam phải kể đến 2 dự án với tổng mức vốn 250 triệu USD tại Quảng Ninh của Tập đoàn Foxconn (nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu của Đài Loan - Trung Quốc).
Đáng chú ý, cơ sở tại Việt Nam là một trong những địa điểm quan trọng trong dấu ấn toàn cầu của Foxconn. Foxconn đang có kế hoạch thành lập thêm một nhà máy mới tại tỉnh Nghệ An với vốn đầu tư ban đầu là 100 triệu USD.

“Với các chính sách thu hút đầu tư cởi mở, thông thoáng và môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, ổn định, không ngừng được cải thiện, Việt Nam luôn là một trong những quốc gia đi đầu và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài”, ông Long nhấn mạnh.

"Ông lớn" chip bán dẫn ồ ạt rót tiền đầu tư vào Việt Nam
Không chỉ Foxconn, cuối năm 2023, Amkor, một “ông lớn” trong ngành công nghiệp bán dẫn, sẽ đưa nhà máy mới tại Bắc Ninh đi vào hoạt động. Dự án này có vốn đầu tư giai đoạn I là 500 triệu USD.

“Việt Nam tăng hạng trong Chỉ số Hòa bình Toàn cầu sẽ là một tín hiệu để xác nhận rằng môi trường kinh doanh đầu tư của Việt Nam sẽ luôn là điểm đến, đón chào mọi doanh nghiệp FDI trong tương lai gần”, chuyên gia trên chỉ ra.

Tập đoàn AEON của Nhật Bản chọn Việt Nam làm nước đầu tư lớn nhất thế giới

Tăng cường lợi thế cạnh tranh

Bất chấp những khó khăn, thách thức của nền kinh tế toàn cầu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục "đổ" vào Việt Nam. Việt Nam vẫn thu hút được đầu tư FDI với kết quả tương đương năm 2022 là thành công đáng ghi nhận trong bối cảnh hiện nay.

“Chỉ số Hòa bình Toàn cầu sẽ ít nhiều tạo ra cho Việt Nam một lợi thế cạnh tranh đối với những nước còn lại trong khu vực khi xét đến việc thu hút đầu tư nước ngoài”, ông Nguyễn Long, Head of TK Research, TK Venture cho biết.

Để Việt Nam "cắm cờ" thành công trên bản đồ sản xuất chip bán dẫn
Theo phân tích của chuyên gia trên, xét trong cùng khu vực Đông Nam Á, Chỉ số Hòa bình Việt Nam (41) xếp thứ ba toàn khu vực, sau Singapore (6) và Malaysia (19). Điều này cho thấy, yếu tố an toàn về mặt địa chính trị của Việt Nam được đánh giá là lợi thế trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ông Nguyễn Long phân tích:

“Khi một doanh nghiệp FDI xác định muốn thực hiện đầu tư ra nước ngoài, họ sẽ quan tâm trên hết đến yếu tố nội tại của quốc gia đó sau đó mới đến sự phát triển về mặt kinh tế. Cụ thể, đất nước được họ đầu tư có an toàn về mặt địa chính trị hay không, các yếu tố an sinh xã hội như thế nào, sau đó họ mới tính toán cân nhắc về yếu tố tăng trưởng lợi nhuận”.

Thu hút FDI của Việt Nam: Nhảy 95 bậc trong vòng 34 năm
Dòng vốn FDI của thế giới vào ASEAN liên tục tăng trưởng trong những năm vừa qua, và Việt Nam chắc chắn là một trong những nơi đón nhận dòng vốn đó một cách tích cực nhất.

“Với việc tăng hạng trong bảng xếp hạng chỉ số Hòa bình Toàn cầu, Việt Nam chứng minh được rằng, đây là một đất nước ổn định về mặt chính trị-xã hội. Bên cạnh đó là môi trường kinh doanh đầu tư tuyệt vời và đầy năng động mà Chính phủ Việt Nam luôn cố gắng thúc đẩy, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việt Nam luôn là một điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Dòng vốn FDI trong thời gian tiếp theo sẽ vẫn chảy mạnh vào đây”, vị chuyên gia kết luận.

Thảo luận