“Tôi xin cam đoan rằng đất nước chúng tôi có thể thay thế ngũ cốc của Ukraina cả trên cơ sở thương mại lẫn cung cấp không hoàn lại, nhất là khi chúng tôi dự kiến sẽ thu hoạch vụ mùa kỷ lục trong năm nay”, - ông viết.
Nguyên thủ nước Nga nhận xét rằng tính đến tất cả các yếu tố, việc tiếp tục "thỏa thuận ngũ cốc”, một thỏa thuận không chứng tỏ được mục đích nhân đạo của nó, đã mất đi ý nghĩa. Ông lưu ý rằng trong năm ký kết thỏa thuận, 32,8 triệu tấn hàng đã được xuất khẩu từ Ukraina, song 70% trong số đó được đưa đến các quốc gia có thu nhập khá, trong khi số đưa đến các nước nghèo nhất chiếm chưa đầy 3% tổng nguồn cung - chưa đến một triệu tấn.
Tổng thống nhắc lại rằng "thỏa thuận ngũ cốc" ban đầu nhằm mục đích đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, giảm thiểu nguy cơ xảy ra nạn đói và giúp đỡ các nước nghèo nhất ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên trên thực tế nó chỉ được sử dụng để làm giàu cho các doanh nhân phương Tây mua đi bán lại ngũ cốc của Ukraina.
Đồng thời, không có điều kiện nào của thỏa thuận ngũ cốc liên quan đến việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với việc xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga ra thị trường thế giới được đáp ứng, Tổng thống chỉ rõ.
Người đứng đầu nhà nước đảm bảo rằng Moskva sẽ tiếp tục làm việc tích cực để tổ chức cung cấp ngũ cốc, lương thực và phân bón cho châu Phi.
Putin cũng đánh giá cao sự phát triển quan hệ kinh tế với châu Phi, cả với các quốc gia riêng lẻ lẫn các cơ câu hội nhập khu vực, bao gồm Liên minh châu Phi.