Nga sẽ cung cấp lúa mì cho các nước có nhu cầu ngay cả khi không có thỏa thuận ngũ cốc

MOSKVA (Sputnik) - Sau khi rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc, Liên bang Nga có thể cung cấp thay thế toàn bộ lượng lúa mì của Ukraina cho các nước có nhu cầu, giám đốc bộ phận phân tích của Liên minh ngũ cốc Nga (RGU) Elena Tyurina cho biết.
Sputnik
Theo bà Tuyrina, đây không phải là hướng đi mới, việc cung cấp đã được tiến hành và bắt đầu tăng so với năm ngoái, với giá chiết khấu tương đứng mức châu Âu đưa ra.

"USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) dự kiến tiềm năng xuất khẩu lúa mì của Ukraina giai đoạn năm 2023-2024 sẽ giảm 37,5%, tương ứng 10,5 triệu tấn. Mười triệu tấn này rất có thể sẽ không đến được thị trường thế giới sau khi thỏa thuận ngũ cốc chấm dứt, nhưng chúng tôi có thể dễ dàng thay thế nó - đặc biệt là trong bối cảnh xuất khẩu của chúng tôi vụ mùa trước và ước tính thu hoạch vụ mùa hiện tại cùng với số dư còn lại chuyển sang năm nay khá lớn", - bà Tyurina nói.

Bà nhắc lại rằng lúa mì là cây trồng xuất khẩu chính của Liên bang Nga: tỷ trọng của nó trong tổng thu hoạch ngũ cốc ở Liên bang Nga là 68%, trong xuất khẩu ngũ cốc và các loại đậu - 86%, còn thị phần của LB Nga trên thị trường thế giới là 22%.
Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga ước tính sản lượng thu hoạch ngũ cốc ở Nga năm 2023 là 123 triệu tấn, trong đó lúa mì là 78 triệu tấn, sau khi điều chỉnh dự báo theo hướng tăng thêm, còn tiềm năng xuất khẩu ngũ cốc trong năm nông nghiệp mới (từ ngày 1/7/2023 đến ngày 30/6/2024) là 55 triệu tấn. Năm 2022 Liên bang Nga thu hoạch 157,676 triệu tấn ngũ cốc đạt khối lượng kỷ lục, trong đó có 104,237 triệu tấn lúa mì, xuất khẩu hơn 55 triệu tấn ngũ cốc, trong đó có 47 triệu tấn lúa mì.
Phương Tây trả giá cho các quyết định chống Nga bằng việc chấm dứt “thỏa thuận ngũ cốc”

Những ai là khách hàng mua

Trước chiến dịch đặc biệt khách hàng mua lúa mì Ukraina là Ai Cập, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Morocco, Bangladesh, Yemen, Liban, cả Ả Rập Saudi, Tunisia, Israel, Việt Nam cũng nằm trong danh sách này, bà Tyurina liệt kê và chỉ ra mức tăng nhập khẩu lúa mì của Nga hiện nay từ các nước kể trên. Đối với các quốc gia nghèo nhất, bà nói thêm, nguồn cung của Nga đã đến được Mozambique, Djibouti, Nigeria, Tanzania, nhưng với số lượng không lớn.
“Mặc dù vậy vẫn còn một số quốc gia nghèo nhất là thị trường mục tiêu của Ukraina - ví dụ như Bangladesh, lượng giao hàng trước khi có thỏa thuận ngũ cốc lên tới 800 nghìn tấn, Tunisia - 600 nghìn tấn, Ethiopia - 500 nghìn tấn”, - bà Tyurina cho biết.
Bà cũng nhắc lại rằng, theo cách tính của Liên hợp quốc, mức nghèo ước tính liên quan đến GDP bình quân đầu người: theo cách tính này có 46 quốc gia thuộc diện nghèo nhất thế giới, trong đó có 33 nước ở lục địa châu Phi, 12 nước ở châu Á và một nước ở Mỹ Latinh (Haiti).
"Nhưng đồng thời cũng phải nói rằng vụ mùa trước chúng tôi đã cung cấp khối lượng đáng kể cho các quốc gia mà Ukraina từng cung cấp ngũ cốc", - người đối thoại của hãng tin nhấn mạnh. Ví dụ, theo số loeeij tự thống kê, Liên bang Nga đã tăng 5,8 lần nguồn cung lúa mì cho Bangladesh, 4,4 lần - cho Kenya, 6,4 lần - cho Yemen, 14 lần, lên tới 408 nghìn tấn - cho Tunisia.
Tổng thống Putin: Nga đủ khả năng thay thế nguồn cung cấp ngũ cốc của Ukraina

"Trên thực tế, chúng tôi đã cung cấp ngũ cốc cho các nước nghèo nhất và điều quan trọng là giá của chúng tôi (giá FOB) thấp hơn so với mức giá do châu Âu đưa ra: ví dụ, mức chiết khấu mùa trước là 10-15 USD một tấn. Tôi nghĩ rằng đây là lợi thế của chúng tôi, đặc biệt là nếu chúng tôi có thể cung cấp ngũ cốc cho thị trường trong bối cảnh thuế xuất khẩu về cơ bản đã giảm gần ba lần", - bà Tyurina kết luận.

Thảo luận