Dấu ấn Việt Nam
“Xét về điều kiện địa chính trị, Việt Nam là cửa ngõ vào ASEAN từ phía Bắc, có liên quan mật thiết đến các đối tác quan trọng là Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong quá khứ, Việt Nam có quan hệ tốt với cả 4 đối tác này nên hoàn toàn có thể đảm nhận vai trò “cầu nối” giữa ASEAN với các đối tác lớn kể trên, đặc biệt là Nga và Trung Quốc, những nước trước đó đã không “mặn mà” lắm với ASEAN do những khác biệt về hệ thống chính trị cũng như do sự cản trở của Mỹ và phương Tây”.
“Những đóng góp to lớn của Việt Nam đối với ASEAN không chỉ thể hiện ở 3 lần đảm nhiệm xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN (các năm 1998, 2010 và 2020) và tổ chức thành công nhiều Hội nghị cấp cao ASEAN mà còn ở nhiều sáng kiến, đề xuất được Việt Nam giới thiệu và bàn thảo trong khối ASEAN tại nhiều hội nghị, diễn đàn cấp cao của ASEAN trong các lĩnh vực hợp tác nội khối, hợp tác khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và hợp tác quốc tế. Nhiều cơ chế hợp tác của ASEAN ghi dấu ấn sáng kiến, đóng góp nổi bật của Việt Nam”, nhà nghiên cứu Đinh Đức Nguyễn chỉ ra.
Sáng kiến đóng góp thiết thực
“Đáng kể nhất là ba sáng kiến hợp tác ngoại khối theo mô hình AMM+ và ASEAN +3 (với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) về chính trị và kinh tế cũng như ADMM+ về quốc phòng và an ninh với các đối tác lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ và gần đây là EU. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nga là cuộc gặp gỡ hàng năm giữa các lãnh đạo các quốc gia thành viên ASEAN với lãnh đạo Liên bang Nga cũng là một sáng kiến quan trọng. Với những sáng kiến này, ASEAN đã từng bước củng cố và nâng cao vai trò trung tậm của khu vực”, vị chuyên gia trên nhấn mạnh.
“Về kinh tế, Việt Nam đã cùng với các nước ASEAN xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), biến ASEAN thành một thị trường chung có mối liên kết logistic tương đối chặt chẽ và có tác dụng tương trợ lẫn nhau. Trong 3 năm đại dịch COVID-19 vừa qua, chính cơ chế AFTA đã làm cho ASEAN đã phát huy tác dụng rất tốt, hạn chế được nhiều thiệt hại cho các quốc gia thành viên ASEAN trong khi nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy”, nhà nghiên cứu Đinh Đức Nguyễn cho biết.
“Đây là một chủ trương rất phù hợp với một khu vực có nhiều nguồn gốc sắc tộc khác nhau, tồn tại các tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Thiên chúa giáo và nhiều tôn giáo, tín ngưỡng bản địa của các nước. Chính điều này đã đem lại sức hấp dẫn riêng có của ASEAN đối với thế giới về văn hóa và xã hội”, chuyên gia Đinh Đức Nguyễn nhận định.
Việt Nam, ASEAN và Biển Đông
“Vấn đề Biển Đông là vấn đề mà Việt Nam luôn đưa ra thảo luận tại các Hội nghị cấp cao ASEAN, trong các Hội nghị AMM+ và ADMM+ cũng như trong các cuộc gặp song phương giữa Việt Nam với các đối tác của ASEAN tại các Hội nghi cấp cao và cấp Bộ trưởng ngoại giao ASEAN”, nhà nghiên cứu lịch sử Đinh Đức Nguyễn phân tích.
“Vì vậy, trong quan hệ với các cường quốc có liên quan trực tiếp đến Biển Đông (Trung Quốc) hoặc gián tiếp (Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ và vùng lãnh thổ Đài Loan), Việt Nam và ASEAN luôn duy trì quan điểm lấy công pháp quốc tế mà cơ bản nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp”, chuyên gia trên cho biết.
“Khác với Trung Quốc, Việt Nam và ASEAN hoan nghênh các quốc gia trên thế giới tham gia giải quyết vấn đề Biển Đông trên cơ sở UNCLOS 1982 theo phương châm tôn trọng độc lập, chủ quyền, quyền tự quyết của các quốc gia có chủ quyền ở Biển Đông, ứng xử công bằng, bình đẳng, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Việt Nam và ASEAN phản đối bất kỳ âm mưu và hành động nào nhằm quân sự hóa Biển Đông, kể cả đối với Mỹ là nước không tham gia Công ước UNCLOS-1982”, chuyên gia Đức Đinh Nguyễn chỉ ra sự khác biệt.
Chung tay giải quyết vấn đề khu vực
“Quan điểm của Việt Nam là khuyến nghị khối ASEAN tôn trọng công việc nội bộ của Myanmar, tập trung giải quyết các vấn đề nhân đạo và chỉ giải quyết những vấn đề mà cuộc xung đột ở Myanmar gây ảnh hưởng bất lợi cho toàn khối ASEAN. Việt Nam cũng yêu cầu các quốc gia trên thế giới tôn trọng quyền tự quyết của Myanmar”, nhà nghiên cứu lịch sử Đức Đinh Nguyễn chia sẻ với Sputnik.