Chuyên gia không loại trừ khả năng Australia sau này sẽ từ bỏ AUKUS

MOSKVA (Sputnik) - Câu hỏi liệu dự án AUKUS có thành hay không và tàu ngầm có được chuyển giao cho Australia theo dự án hay không vẫn còn bỏ ngỏ, ông Anton Khlopkov, Giám đốc Trung tâm Năng lượng và an ninh Nga nhận xét.
Sputnik
Vào tháng 9/2021 Úc, Mỹ và Anh đã công bố xác lập quan hệ đối tác chiến lược AUKUS tập trung vào việc xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân cho Úc vào cuối những năm 2030. Ngoài ra, với tư cách là một bên tham gia quan hệ đối tác này, Úc đã công bố ý định mua vũ khí tên lửa của riêng nước mình và cùng hợp tác với các đối tác để phát triển tên lửa siêu thanh.

Trò chơi có đáng giá hay không?

“Có một câu hỏi mà một số cựu quan chức là các chính trị gia nổi tiếng của Úc vẫn đang rỉ tai nhau: tám chiếc tàu ngầm này, vốn tiêu tốn kinh phí lớn như vậy, sẽ tăng cường an ninh cho Úc đến mức nào? Úc có thể tự chủ đến đâu trong việc sử dụng số tàu ngầm hạt nhân đó? Hiện tại theo kế hoạch, việc phát triển tàu ngầm nói trên về cơ bản sẽ được tích hợp vào chương trình hoặc các kế hoạch rộng lớn hơn của Mỹ", - ông Khlopkov nói với các phóng viên bên lề một sự kiện bàn về AUKUS.
Hội thảo được tổ chức tại Vienna bởi Trung tâm Năng lượng và an ninh Nga và Hiệp hội Kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị Trung Quốc.
Mỹ ủng hộ việc bán tên lửa Tomahawk cho Australia trong khuôn khổ của liên minh AUKUS
"Mặc dù không ồn ào lắm, nhưng có những chính trị gia ở Úc, kể cả những nhân vật có tầm ảnh hưởng, đặt ra câu hỏi liệu trò chơi có đáng tiền hay không. Có nhiều vấn đề khác liên quan đến việc triển khai AUKUS trên thực tế. Vì vậy nên tôi không loại trừ khả năng rằng với công việc hiệu quả, với sự hợp tác, trong đó có hợp tác với cộng đồng chuyên gia và các nghị sĩ... có thể có cách tiếp cận hợp lý hơn chiếm ưu thế ở Úc dẫn đến quyết định từ bỏ toàn bộ dự án", - chuyên gia nói rõ.
Đồng thời ông nói thêm rằng hiện nay dự án này có vẻ không thực tế mấy về mặt chính trị đối với chính quyền hiện tại ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Úc, vì các quốc gia này đã đầu tư khá nhiều nguồn lực vào đó - về tài chính ít hơn, về chính trị nhiều hơn.
"Nhưng về lâu dài, theo tôi, câu hỏi liệu dự án có thành hay không, liệu sẽ có các tàu ngầm đó hay không, vẫn còn bỏ ngỏ. Ở Mỹ hiện cũng đang đặt ra câu hỏi dự án này sẽ ảnh hưởng thế nào đến an ninh của Hoa Kỳ... Có rất nhiều trở ngại, và theo tôi, hiện tại không có gì đảm bảo rằng tất cả những trở ngại đó sẽ được khắc phục", - ông Khlopkov nói thêm.
AUKUS chia rẽ châu Á

Đường lối dẫn tới quân sự hóa nước Úc

Chương trình nói trên đề ra kế hoạch triển khai tên lửa hành trình Tomahawk trên các tàu khu trục lớp Hobart của Úc để thực hiện các cuộc tấn công chính xác hơn nhằm vào những mục tiêu xa trên biển. Theo đó các máy bay chiến đấu F/A-18 A/B Hornet, và trong tương lai là F-35A Lightning II, sẽ được trang bị tên lửa không đối đất liên dạng phóng ngoài vùng bảo vệ phòng không.
Có tin gần 732 triệu USD đã được chi cho việc sản xuất tên lửa dẫn đường của Úc.
Từ đó đến nay Úc đã thay đổi chính phủ, nhưng vẫn tiếp tục chính sách quân sự hóa đất nước, lý do để đề phòng "mối đe dọa từ Trung Quốc".
Thảo luận