Đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần của Bộ Công Thương gây tranh cãi

Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần theo cơ chế thị trường. Tuy vậy, hiện còn nhiều băn khoăn về tính khả thi nếu giá điện tăng/giảm liên tục.
Sputnik
Giá điện được đánh giá là mặt hàng nhạy cảm, theo chuyên gia, việc thay đổi biểu giá điện bán lẻ có thể ảnh hưởng đến đời sống của người dân, tình hình kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp và chỉ số lạm phát của cả nền kinh tế. Do đó,

Bộ Công Thương kiến nghị sửa luật để tăng giá điện

Bộ Công Thương vừa có tờ trình Chính phủ về việc sửa đổi Luật Điện lực.
Các nhóm chính sách được đề nghị sửa đổi gồm quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam, các quy định về điều kiện hoạt động và việc cấp, thu hồi giấy phép điện lực, quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường cạnh tranh minh bạch, giá theo cơ chế thị trường.
Luật Điện lực sửa đổi cũng bổ sung quy định về quản lý vận hành hệ thống, khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện.
Đối với điều hành giá điện theo cơ chế thị trường, Bộ Công Thương cho hay, chính sách này đã được nêu tại luật hiện hành và thực hiện theo quy định của Thủ tướng (Quyết định 24/2017). Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá hiện còn nhiều tồn tại khi vẫn chịu sức ép từ dư luận, do đó, phải đánh giá tổng thể ở nhiều khía cạnh do mỗi lần thay đổi có thể ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô.
Bộ Công Thương dẫn chứng, cơ chế điều chỉnh giá thực hiện theo Quyết định 24/2017 nhưng quá trình thực hiện không diễn ra định kỳ theo Quyết định này.
Từ năm 2017 tới nay, giá điện đã ba lần được điều chỉnh vào các năm 2017 (6,08%), 2019 (8,36%) và tháng 5/2023 (3%).
Trong khi đó, quyết định 24 nêu việc giá bán lẻ bình quân được xem xét điều chỉnh 6 tháng một lần trên cơ sở tính đúng, đủ các chi phí đầu vào sản xuất kinh doanh của ngành điện.
Bộ Công Thương cho rằng quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện cần có tính pháp lý cao hơn so với quy định hiện hành để đảm bảo sự thống nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng về cơ chế DPPA sau 6 năm ròng rã
“Để đảm bảo sự phù hợp với các quy định pháp luật khác, thống nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, cần thiết phải xem xét sửa đổi thẩm quyền trong việc ban hành cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tại Luật Điện lực theo hướng giao Chính phủ quy định”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Theo cơ quan này, định hướng phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam là mở ra cạnh tranh đối với khâu phát điện, sau đó là khâu buôn bán diện và tiến tới cạnh tranh bán lẻ điện.
Dự thảo Luật Điện lực bổ sung quy định về chính sách giá điện, giảm dần tiến tới xóa bỏ bù chéo giữa các nhóm khách hàng, các vùng miền. Việc thực hiện chính sách giá điện cho các đơn vị điện lực được thực hiện “công khai, minh bạch và bình đẳng”.
Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi cũng nêu vấn đề phân cấp, phân quyền trong giá điện và hoạt động mua bán điện. Trong đó có việc giao Bộ Công Thương xây dựng, trình Thủ tướng phê duyệt lộ trình thực hiện và đối tượng áp dụng đối với giá điện hai thành phần, Chính phủ quy định chi tiết về việc mua bán điện với nước ngoài.

Đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần

Tại dự thảo sửa đổi quyết idndhj 24/2017, Bộ Công Thương cũng nêu, trong trường hợp giá điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, EVN sẽ có trách nhiệm giảm giá ở mức tương ứng.
Để thực hiện việc giảm giá, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.
Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá điện hiện hành và trong khung giá, EVN được điều chỉnh tăng giá ở mức tương ứng.
Nếu giá điện tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ báo cáo, được Bộ Công Thương chấp thuận thì sẽ tăng giá.
Riêng với mức tăng giá bán lẻ điện bình quân từ 10% trở lên so với mức hiện hành hoặc ngoài khung giá quy định, ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến.
Thời gian điều chỉnh giá điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất, rút ngắn hơn so với quy định hiện hành là 6 tháng.
Dự kiến dự luật sửa đổi Luật Điện lực sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (năm 2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (năm 2025).

Chuyên gia nói gì?

Đề xuất thời gian điều chỉnh giá điện xuống còn 3 tháng thay vì 6 tháng của Bộ Công Thương gây chú ý.
Ông Trần Đình Long, Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, việc quy định cụ thể biên độ tăng/giảm giá bán lẻ điện cũng như thẩm quyền điều chỉnh sẽ là căn cứ để giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh kịp thời, phù hợp với diễn biến giá đầu vào của ngành điện.
“Thời gian điều chỉnh là 3 tháng thay vì 6 tháng như trước, là phù hợp với sự biến động liên tục của thị trường điện cạnh tranh đang được vận hành”, ông Long nêu quan điểm.
Cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà bị “chê”, Bộ Công Thương phản hồi
Theo đại diện Hội Điện lực Việt Nam, thực tế vừa qua cho thấy, giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất điện tăng liên tục, nhất là giá than, khí, xăng dầu.
“Nếu không kịp thời cập nhật các chi phí, sẽ không đảm bảo được chi phí sản xuất, giá thành đầu vào cho ngành điện”, ông nói.
Ông Trần Đình Long kiến nghị, cần thực hiện nghiêm quyết định của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, tạo tiền đề cho giá điện thực sự có tăng có giảm.

Việc nhạy cảm

Ông Trần Tuệ Quang, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương cho biết, các chi phí cấu thành giá điện được tính đúng và giá điện được điều chỉnh theo biến động của thị trường, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Theo ông Quang, kể từ khi ban hành cơ chế điều chỉnh giá điện theo thị trường, giá bán lẻ điện được điều chỉnh không những bảo đảm tài chính bền vững cho Tập đoàn Điện lực (EVN) đầu tư, vận hành hệ thống mà còn đảm bảo tài chính cho các nhà đầu tư hoạt động ổn định trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện.
Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, do giá điện là mặt hàng nhạy cảm, việc thay đổi có thể ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, đời sống người dân, nên trong một số năm, giá điện luôn được giữ ổn định.
Ông Trần Tuệ Quang kiến nghị, cần thiết phải quy định chính sách giá điện theo cơ chế thị trường và hoạt động mua bán điện đảm bảo sự phát triển của thị trường điện.
“Mục tiêu là thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường, thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh, minh bạch, công bằng”, ông Quang nêu quan điểm.
Theo đại diện Cục Điều tiết điện lực, cần ban hành nghị định về cơ chế điều chỉnh giá điện bán lẻ với thẩm quyền thuộc Chính phủ và đơn vị điện lực; bổ sung chính sách giá điện theo vùng miền.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An (người vừa được bổ nhiệm lãnh đạo EVN) cho rằng, điều hành giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước là một chính sách vẫn phải tiếp tục.
Ông Đặng Hoàng An nêu rõ, dù có hình thành thị trường bán lẻ điện thì Nhà nước vẫn phải kiểm soát.
Giá năng lượng, giá điện luôn được xác định là phải theo thị trường, dần dần xóa bỏ bù chéo.
Cơ cấu ngành điện như thế nào thì Nhà nước vẫn phải kiểm soát, còn kiểm soát ở mức độ nào để tăng cạnh tranh, minh bạch là điều quan trọng.
EVN lại muốn sớm tăng giá điện đợt 2

Không phù hợp?

Trong khi đó, theo PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính, đề xuất rút ngắn điều chỉnh giá điện bình quân xuống 3 tháng là không phù hợp.
Việc này, theo PGS.TS Ngô Trí Long, có thể gây ra tâm lý hoang mang cho người dân.
“Theo quy định hiện nay, thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 6 tháng còn chưa thực hiện được thì việc thay đổi có hợp lý không?”, TTXVN dẫn ý kiến của nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính nêu vấn đề.
Thực tế, các chuyên gia lưu ý, quyết định 24/2017 của Thủ tướng ban hành từ năm 2017 nhưng việc thực thi lại không theo các quy định.
Điển hình là đợt điều chỉnh giá điện gần nhất là tháng 5/2023, giá bán lẻ điện bình quân tăng 3% so với mức giá của năm 2019.
Như vậy, 4 năm trước đó, giá điện không được điều chỉnh, không được điều tiết theo tín hiệu, biến động của thị trường.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính bày tỏ, việc quy định 3 tháng hay 6 tháng điều chỉnh giá điện một lần là “không cần thiết” nếu điện được điều tiết theo cơ chế thị trường.
“Có thị trường mua bán rõ ràng, không có yếu tố độc quyền thì không cần thời gian bao lâu để điều chỉnh nữa”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
Thảo luận