"Không thể nào chúng ta chỉ xem xét tình hình từ góc độ quân sự, bởi vì cả nỗ lực chính trị, kinh tế, nhân đạo và ngoại giao cũng phải đóng vai trò nào đó. Cần phải thừa nhận rằng đánh giá của những người chỉ dựa trên logic quân sự đã thay đổi và họ đã tự lừa dối trong nhiều thứ", - Stegner nói.
Theo ông, điều này đã được khẳng định bởi sự kéo dài chiến sự, không thể nói đến kết thúc của nó, từ đó dân chúng phải gánh chịu hậu quả và rủi ro ngày càng gia tăng.
“Tôi cho rằng nếu chỉ những câu chuyện nói về số lượng vũ khí tấn công ngày càng nhiều với tầm bắn ngày càng lớn - mà tầm bắn càng lớn thì sức hủy diệt càng lớn và nguy cơ leo thang càng tăng - không thể giải quyết được vấn đề”, - nghị sĩ nhấn mạnh.
Liên quan vấn đề này, chính trị gia đã lên tiếng phản đối việc cung cấp bom, đạn chùm và tên lửa Taurus, khi đáp trả yêu cầu tiếp theo từ Đại sứ Ukraina tại Đức Alexei Makeev.
"Khẳng định rằng việc chuyển giao (tên lửa) không mang lại rủi ro leo thang là một đánh giá không đúng. Vì vậy, chúng tôi sẽ làm điều đúng đắn, tiếp tục thận trọng và kiềm chế", - Stegner nhấn mạnh.
Ông giải thích: tầm bắn của tên lửa là 500 km, cao hơn nhiều so với những gì Đức hoặc các nước khác đã cung cấp cho đến nay.
"Vì vậy, điều quan trọng là phải xem xét tất cả các khía cạnh của vấn đề này, chứ không chỉ riêng vấn đề quân sự", - nghị sĩ bổ sung.
Vào tháng 5, ấn phẩm Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung của Đức, trích dẫn các nguồn tin trong các bộ, đưa tin rằng Ukraina đã yêu cầu Đức cung cấp tên lửa Taurus có tầm bắn lên tới 500 km. Chính phủ Đức đã nhiều lần nói rõ ràng: việc cung cấp các tên lửa này không được xem xét.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.