Cần lưu ý rằng 176 công ty châu Âu trong giai đoạn này phải đối mặt với tình trạng "giảm giá trị tài sản, mất thêm chi phí liên quan đến tỷ giá hối đoái và các chi phí một lần khác do việc bán lại, đóng cửa hoặc cắt giảm phân khúc kinh doanh của họ ở Nga".
Các nhà phân tích cũng cho rằng hoạt động kinh doanh ở châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong tương lai. Ngoài ra, Trường Kinh tế Kiev nhấn mạnh rằng vẫn cờn 50% trong số khoảng 1.900 công ty thuộc về các doanh nghiệp châu Âu tiếp tục hoạt động ở Nga.
Bài viết nhấn mạnh rằng con số thiệt hại tài chính lớn nhất sau khi rời thị trường Nga thuộc về các công ty dầu khí. Ví dụ, khoản lỗ tính gộp của BP, Shell và TotalEnergies lên tới 40,6 tỷ euro.
Tuy nhiên, do giá năng lượng toàn cầu tăng cao nên các tập đoàn kể trên không gặp khó khăn về tài chính, họ đưa ra báo cáo lãi gộp kỷ lục 95 tỷ euro.
Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, bao gồm cả ngành công nghiệp ô tô, khoản lỗ ở Nga lên tới 13,6 tỷ euro, trong khi các tập đoàn tài chính, đặc biệt là các ngân hàng, ghi nhận các khoản thanh lý và các chi phí khác lên tới 17,5 tỷ euro.