Trước đó, tin đưa rằng lãnh đạo của các nước thành viên ASEAN đã thông qua lộ trình đưa quốc gia Đông Timor gia nhập khối khu vực với tư cách là thành viên thứ 11 của khối.
"Nếu ASEAN không đạt được thỏa thuận với chính phủ quân sự Myanmar, thì tôi có thể nói rằng Đông Timor chưa thể tin tưởng vào hiệp hội này, đây là lập trường của chính phủ", - Thủ tướng Gusmão nói sau cuộc gặp với Tổng thống Đông Timor Jose Ramos-Horta.
Theo tờ Jakarta Post của Indonesia, lập trường Thủ tướng Đông Timor cũng đã được chuyển tới Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres.
Tình hình tại Myanmar
Quân đội lên nắm quyền ở Myanmar vào ngày 1 tháng 2 năm 2021, sử dụng cơ chế hiến pháp để thay đổi quyền lực khi xuất hiện mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của đất nước. Việc chuyển giao quyền lực được thực hiện trên cơ sở cáo buộc của quân đội rằng chính phủ của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã gian lận kết quả cuộc bầu cử quốc hội năm 2020. Các nhà lãnh đạo dân sự đã bị bắt và sau đó bị kết án tù dài hạn với các tội danh tham nhũng, vi phạm tình trạng khẩn cấp trong đại dịch coronavirus và vi phạm luật về bí mật nhà nước. Sau khi quân đội thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình chống chính phủ dấy lên trong nước, một số nhóm chính trị đối lập đã chuyển sang vũ trang chống lại chính quyền.