Chuyên gia cảnh báo tình trạng gia tăng tốc độ nóng lên toàn cầu

Việc nhiệt độ bề mặt đại dương thế giới gia tăng có thể đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu, ông Sergei Mukhametov, giảng viên cao cấp bộ môn Hải dương học thuộc Khoa Địa lý ĐHTHQG Moskva Lomonosov nói với Sputnik.
Sputnik
Theo ông, nguyên nhân là do nước ấm hấp thụ carbon dioxide kém hơn, ngoài ra mực nước biển có thể tăng lên bởi vì nước giãn nở khi nhiệt độ gia tăng.
Trước đó hãng tin AFP trích dẫn dữ liệu từ chương trình quan sát Trái đất Copernicus của EU cho biết nhiệt độ bề mặt đại dương thế giới đã phá kỷ lục, lên tới 20,96 độ C vào thứ Sáu.
"Tất nhiên điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự tương tác của đại dương và bầu khí quyển: sẽ có nhiều cơn bão nhiệt đới hơn, ảnh hưởng đến sự gia tăng mực nước đại dương thế giới - bên cạnh thực tế băng tan, nước còn giãn nở khi nóng lên và chiếm thể tích ngày càng nhiều hơn, ảnh hưởng đến môi trường sinh quyển, độ axít của nước do nguyên nhân đó cũng tăng lên. Ngoài ra, nước ấm ít có khả năng hấp thụ carbon dioxide hơn, điều này cũng sẽ đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu”, - ông Mukhametov giải thích.
Ý kiến chuyên gia: Toàn cầu nóng lên «đánh thức» loại khí gas nguy hiểm
Ông nhấn mạnh 20,96 độ là nhiệt độ trung bình hàng ngày của bề mặt đại dương được ghi nhận vào ngày 4/8. Nhiệt độ trung bình của toàn bộ bề dày nước đại dương thế giới là 3,73 độ C, con số này không thay đổi trong hàng chục năm.
"Lớp nước bề mặt mỏng nhất có nhiệt độ ấm này trên thực tế không ảnh hưởng đến nhiệt độ trung bình của toàn bộ đại dương, nước trong đại dương chủ yếu lạnh và tối. Ánh nắng mặt trời xuyên qua khoảng 100 mét phía trên, còn luồng ánh sáng chính thì yếu đi ngay từ những mét đầu tiên. Mặt khác, bản thân bề mặt đại dương tương tác với bầu khí quyển và sự gia tăng nhiệt độ của nó ảnh hưởng đáng kể đến kịch bản tương tác này", - nhà hải dương học nói thêm.
Khí carbonic (CO2 hoặc carbon dioxide) là một trong những chất khí thải nhà kính góp phần gây ra biến đổi khí hậu.
Thảo luận