Biển Đông

Cuối tuần đen tối ở Biển Đông

Cuối tuần trước, tàu hải cảnh Trung Quốc đã bắn vòi rồng vào tàu Philippines ở Biển Đông.
Sputnik

Tranh chấp Biển Đông

Vụ việc xảy ra gần đảo san hô mà trên bản đồ quốc tế gọi là Second Thomas Shoal, người Philippines gọi là Ayungin, người Trung Quốc gọi là Renai Jiao, người Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây. Philippines đã chiếm đóng Bãi Cỏ Mây vào năm 1999 và thiết lập sự hiện diện quân sự tại khu vực này, bất chấp thực tế là cả CHND Trung Hoa và CHXHCNVN đều tuyên bố chủ quyền với thực thể này.
Nhóm quân nhân Philippines đồn trú trên Bãi Cỏ Mây thường xuyên được chính phủ cung cấp thực phẩm, vật liệu xây dựng và phụ tùng thay thế cho máy móc. Hôm thứ Sáu, lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã yêu cầu các tàu Philippines rút khỏi vùng biển tiếp giáp với Bãi Cỏ Mây, và sau đó tàu hải cảnh Trung Quốc đã bắn vòi rồng vào các tàu Philippines.
Các nhà chức trách Philippines phẫn nộ trước những hành động này của Trung Quốc. Manila đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc và trao cho ông ấy một công hàm bao gồm hình ảnh, video về những gì đã xảy ra. Trong đó, hành động của lực lượng hải cảnh Trung Quốc được gọi là "bất hợp pháp và nguy hiểm". Phát biểu ngày 7-8, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tuyên bố rằng, Manila sẽ tiếp tục "khẳng định chủ quyền và quyền lãnh thổ" bất chấp các thách thức ở Biển Đông. Tuy nhiên, vị tổng thống không nói đất nước của ông sẽ làm điều này như thế nào. Ông chỉ yêu cầu một phản ứng từ phía Trung Quốc.
Biển Đông
Trung Quốc đòi trục xuất tàu Philippines mắc cạn ngoài khơi quần đảo tranh chấp 24 năm trước
Hôm thứ Hai, người phát ngôn Hải cảnh Trung Quốc đã lên tiếng về thông tin này: “Việc ngăn chặn tàu Philippines là đúng luật. Lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hành động của họ là “chuyên nghiệp và kiềm chế”.
Để tránh va chạm trực tiếp, vòi rồng đã được sử dụng để cảnh báo”.

Không nên làm bạn với Mỹ!

Rõ ràng là Bắc Kinh sẽ không lùi bước. Chính quyền Trung Quốc quyết định một lần nữa thể hiện sức mạnh và khả năng trừng phạt một người hàng xóm không vâng lời. Tuy nhiên, tại sao Bắc Kinh thực hiện những hành động này vào lúc này? Trên thực tế, trong hai năm trước, lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã không phản ứng gì với các tàu Philippines tiếp tế lương thực cho lực lượng đồn trú trên Bãi Cỏ Mây.
Xét theo mọi việc, mối quan hệ đang phát triển giữa Manila và Washington đã làm cạn kiệt sự kiên nhẫn của Bắc Kinh. Dưới thời tân tổng thống Ferdinand Marcos Jr. (ông lên nắm quyền vào năm ngoái), chính sách đối ngoại của Philippines đã xoay trục sang Hoa Kỳ. Dưới thời Marcos Jr., Manila đồng ý cho quân đội Mỹ tiếp cận thêm 4 căn cứ quân sự của Philippines. Một trong những căn cứ này nằm cách Bãi Cỏ Mây 120 dặm. Gần đây, máy bay của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã bay trên các đảo và rạn san hô này với sự cho phép của chính quyền Philippines. Manila cũng có kế hoạch mua các hệ thống tên lửa tiên tiến của Mỹ để tăng cường hơn nữa khả năng phòng thủ.
Biển Đông
Philippines tố Trung Quốc dùng vòi rồng chống các tàu ở vùng Biển Đông đang tranh chấp
Rất có thể, trong các cuộc gặp gần đây ở thủ đô Trung Quốc với cựu tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, Bắc Kinh đã nhận thức được rằng, Manila đang trở về với “lập trường thân Washington” và đây là một quá trình không thể đảo ngược. Rõ ràng, người bạn tốt nhất của Bắc Kinh đã thất bại trong việc trấn an các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Và Bắc Kinh đã thông qua quyết định gửi một tín hiệu tới Manila: đừng trở nên quá thân thiện với Mỹ.
Thật khó để nói cuộc xung đột giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông có thể đóng vai trò gì, nhưng rõ ràng đó là một phần của trò chơi quyền lực lớn.
Thảo luận