Hàng "made in Vietnam" vào "tầm ngắm" của nhiều ông lớn thế giới

Theo ông chủ Uniqlo, một thương hiệu thời trang lớn của Nhật Bản, Việt Nam hiện là một trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực.
Sputnik
Nhiều thương hiệu quốc tế như Walmart, Amazon, Aeon hay Fast Retailing đang tích cực xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác và nguồn hàng ở Việt Nam.

Việt Nam – thị trường tiềm năng

Đại diện thương hiệu Uniqlo cho biết, Việt Nam đã trở thành cứ điểm vững chắc, then chốt trong chuỗi sản xuất các mặt hàng dệt may, nâng cao chuỗi cung ứng. Thương hiệu này hiện ưu tiên thu mua cho thị trường Việt Nam. Hiện Uniqlo đã phát triển nhiều cải tiến cho chuỗi cung ứng tại Việt Nam, qua đó tăng cường sự hiện diện hơn nữa thông qua việc hợp tác.
Đại diện Uniqlo cho biết, để sản xuất mặt hàng may mặc, việc chỉ chú trọng vào sản xuất sau cùng đã không còn thích hợp. Doanh nghiệp cần có sự hợp tác giữa yếu tố đầu vào và đầu ra, để có thêm nhiều nhà máy nguyên liệu, phụ trợ nội địa.
Trong thời gian tới, Uniqlo ưu tiên các sản phẩm dựa trên nhu cầu thực tế của cuộc sống, với những trang phục hằng ngày đơn giản, chất lượng cao.
Cuối năm 2019, Uniqlo đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM, và là cửa hàng thứ sáu ở Đông Nam Á. Ông Tadashi Yanai - Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Fast Retailing, chủ sở hữu thương hiệu Uniqlo, cho rằng Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong khu vực.
Không chỉ Uniqlo, trong chuỗi sự kiện "Kết nối cung ứng hàng hóa" sắp diễn ra vào tháng 9 tại TP.HCM, hàng loạt những ông lớn khác như Aeon, Amazon... cũng sẽ đẩy mạnh thu mua sản phẩm của Việt Nam.
Trước đó, tập đoàn bán lẻ hàng đầu Hoa Kỳ Walmart dự kiến sẽ cử nhân sự cấp cao tham gia sự kiện "Kết nối các nhà cung ứng quốc tế" để giới thiệu và tìm kiếm cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của tập đoàn này.
Thông qua chuỗi sự kiện này, Walmart mong muốn tìm đối tác trong 6 lĩnh vực bao gồm quần áo và phụ kiện, giày dép, hàng dệt may và phụ kiện, điện tử gia dụng, đồ nội thất, thực phẩm và hàng tiêu dùng.
Walmart – "ông lớn" bán lẻ Mỹ tìm kiếm gì ở Việt Nam?
Đại diện Walmart cũng lưu ý về những yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá nhà cung cấp tại Việt Nam, gồm năng lực doanh nghiệp, khả năng cung ứng, sự ổn định về tài chính, phát triển bền vững và tuân thủ cam kết về môi trường.
Bộ Công thương cho biết, nhièu thị trường cấp cao như Nhật Bản, Mỹ hay EU đang tập trung theo hướng thu mua sản phẩm mang tính bền vững như xanh, sạch, bảo vệ môi trường. Trong khi đó, đại diện các thương hiệu có nhu cầu thu mua hàng hóa Việt Nam cũng đặt ra các tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội, lao động...
Vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất áp dụng chương trình trách nhiệm nhà sản xuất mở rộng bắt buộc (EPR) với doanh nghiệp sản xuất dệt may. Theo đó, doanh nghiệp sản xuất dệt may phải đảm bảo trách nhiệm cho toàn bộ vòng đời của sản phẩm, hỗ trợ sự quản lý bền vững rác thải dệt may khắp châu Âu.
"Thời gian tới, doanh nghiệp trong nước cần tập trung đầu tư mạnh vào các nhà máy sản xuất, nguồn gốc chất lượng vải, tạo sự cạnh tranh về giá thành. Đồng thời, phải tuân thủ các quy trình sản xuất tuần hoàn, giảm rác thải từ dệt may, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, trong quá trình sản xuất sử dụng nguyên vật liệu có thể tái chế nhằm tăng cường hợp tác và cung ứng hàng hóa cho các thương hiệu này", - Bộ Công thương khuyến nghị.

Kết nối doanh nghiệp nội địa và nước ngoài

Tạp chí Nhà đầu tư dẫn lời ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công thương) cho biết, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn hiện nay muốn thu mua nhiều hàng hóa Việt Nam.
Tuy nhiên, sao với ngày trước, yêu cầu về chất lượng hàng nhập khẩu hiện đã thay đổi rất nhiều. Mỹ hay EU đều yêu cầu sản phẩm phải có tính bền vững, quá trình sản xuất giảm phát thải, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu đầu vào...

"Việc kết nối doanh nghiệp nội địa với các tập đoàn, doanh nghiệp mua hàng quốc tế giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội tiêu thụ hàng hóa, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu sụt giảm do các thị trường lớn đều giảm mua hàng hóa", - ông Linh nói.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu kết nối hiệu quả hơn, Bộ Công thương sẽ tổ chức chuỗi sự kiện "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế" (Vietnam International Sourcing 2023) từ ngày 13 - 15/9 sắp tới.
Amazon đột ngột ‘quay xe’, 2 công ty Việt Nam chịu ‘cú đấm’ bất ngờ
Sự kiện thu hút 8.000 lượt khách tham quan, giao dịch với 200 đoàn quốc tế đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các doanh nghiệp được lựa chọn để giới thiệu tới các nhà nhập khẩu, tập đoàn phân phối và các đoàn thu mua quốc tế đều là doanh nghiệp đã đạt các chứng chỉ quốc tế, có sản phẩm chất lượng cao ở các ngành hàng mà Việt Nam có thế mạnh và các nhà phân phối, bán lẻ quốc tế có nhu cầu.
Đáng chú ý, sự kiệ có sự góp mặt của hơn 60 Thương vụ/chi nhánh Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Các đơn vị này đã tiến hành quảng bá Viet Nam International Sourcing 2023 rộng rãi tới các nhà nhập khẩu, kênh phân phối, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài để mời các đoàn thu mua quốc tế tham dự với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với nước sở tại.
Đồng thời, các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cũng đã hướng dẫn về chính sách của các khu vực và thị trường, ví dụ như Hoa Kỳ, EU để các doanh nghiệp trong nước có thêm thông tin, nhằm tận dụng những cơ hội trong chuyển đổi để thâm nhập thị trường.
"Thời gian tới, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ cũng sẽ có những hội thảo, hội nghị, diễn đàn để thông tin thị trường, tiếp tục giải quyết những vấn đề còn tồn tại của doanh nghiệp, đưa ra những chiến lược khác nhau nhằm tháo gỡ khó khăn, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam ở thị trường nước ngoài", - ông Linh khẳng định.
Thảo luận