Cụ thể, các ngân hàng cần giảm lãi suất cho vay đối với đối với các khoản vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới, phấn đấu mức giảm lãi suất tối thiểu 1,5-2 điểm % nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo cam kết giảm lãi suất cho vay trong năm 2023, đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản vay mới trước ngày 25/8.
Đồng thời, báo cáo kết quả thực hiện cam kết giảm lãi suất cho vay trong năm 2023 gửi Ngân hàng Nhà nước trước ngày 8/1/2024.
Trước đó, tại Nghị quyết số 105/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành được đánh giá là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Cùng đó, việc điều chỉnh giảm trần lãi suất tiền gửi bằng VND các kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng cũng hỗ trợ các tổ chức tín dụng giảm chi phí đầu vào. Từ đó, có điều kiện thuận lợi tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng giảm chi phí tài chính.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng được yêu cầu phải rà soát các điều kiện, tiêu chí cho vay để điều chỉnh phù hợp, thuận lợi hơn cho người vay, bảo đảm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, người dân.
Từ đầu năm 2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh liên tục giảm các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 0,5-2%/năm.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành được đánh giá là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Cùng đó, việc điều chỉnh giảm trần lãi suất tiền gửi bằng VND các kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng cũng hỗ trợ các tổ chức tín dụng giảm chi phí đầu vào. Từ đó, có điều kiện thuận lợi tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng giảm chi phí tài chính.
Hiện với lãi suất huy động trên thị trường, tính đến ngày 15/8, nhiều ngân hàng đồng loạt niêm yết mức huy động xuống dưới mức 7%/ năm. Mức phổ biến lãi suất kỳ hạn 12 tháng của một số ngân hàng lớn đều dưới 6,2- 6,3%/năm.
Giá USD liên tục tăng vọt
Ở một diễn biến khác, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố hôm nay 15/8 ở mức 23.881 đồng/USD, với biên độ +/- 5%, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 25.075 đồng/USD và tỷ giá sàn là 22.686 đồng/USD.
Tỷ giá mua tham khảo được Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước duy trì ở mức 23.440 đồng/USD, trong khi giá bán tham khảo được niêm yết ở mốc 24.990 đồng/USD, tăng 12 đồng so với cuối tuần qua.
Hiện, giá bán USD tại các ngân hàng thương mại đều đã vượt mốc 24.000 đồng/USD (bán ra), mức cao nhất kể từ tháng 3 đến nay.
Trên thị trường chợ đen, giá USD sáng nay được mua - bán ở mức 23.800 – 23.870 đồng, tăng khoảng 50 đồng so với mức ghi nhận cùng thời điểm hôm qua.
Như vậy, giá USD trên thị trường tự do đang thấp hơn khá nhiều so với giá USD ở các ngân hàng.
Sau giai đoạn tương đối ổn định trong nửa đầu năm, tỷ giá USD/VND đã có những biến động đáng chú ý trong thời gian gần đây
Sức ép lên tỷ giá đang gia tăng trong bối cảnh Fed vẫn có khả năng tăng lãi suất trong tháng 9. Điều này sẽ nới rộng chênh lệch lãi suất USD-VND trên thị trường liên ngân hàng vốn đang ở mức cao kỷ lục